Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012

Khi Habubank và SHB sáp nhập thành công

Thương vụ “góp gạo thổi cơm chung” của Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội (SHB) và Ngân hàng TMCP nhà Hà Nội (Habubank-HBB) mà báo chí gần đây hay đưa tin về Habubank nợ xấu có thể xem là một trong những điểm nhấn của thị trường ngân hàng từ đầu năm đến nay...

Công thương  - Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị LienVietPostBank - ông Nguyễn Đức Hưởng - nhận xét: “Việc sáp nhập của các ngân hàng là cần thiết trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay. Mục đích chính của các ngân hàng khi sáp nhập một mặt là Habubank không còn nợ xấu, mặt khác là để tăng thêm vốn, mở rộng mạng lưới và nâng cao năng lực quản lý”. Điều này hẳn đúng nếu phân tích kỹ bài toán sáp nhập mà SHB tính đến khi quyết định sống chung với một ngân hàng đang kinh doanh nợ xấu là Habubank.

Chủ tịch SHB- ông Đỗ Quang Hiển cho rằng, việc sáp nhập với Habubank “được nhiều hơn mất”. Tính toán chi li được vị chủ tịch này đưa ra là: Thương vụ này thành công sẽ hình thành một định chế tài chính có vốn điều lệ gần 9.000 tỷ đồng và quy mô tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng (tính đến ngày 29/2/2012); có hệ thống mạng lưới kinh doanh rộng khắp trên cả nước với 242 chi nhánh, phòng giao dịch, gần 4.600 cán bộ, nhân viên đã được đào tạo và có kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng. Sau sáp nhập, SHB trở thành 1 trong 10 ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam về quy mô vốn và tổng tài sản. “Nếu không có thương vụ sáp nhập HBB, để đạt được quy mô lớn và các lợi thế trên thì SHB cần ít nhất thời gian 5 năm với các chi phí rất lớn. Chúng ta chỉ cần 3 tháng cho việc sáp nhập mà cái lớn hơn là quy mô, tầm cỡ ngân hàng… thì được rất nhiều” – ông Hiển nói. Hơn một tháng sau khi bác bỏ thông tin SHB và Habubank sáp nhập, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng đã phát đi thông cáo tán thành chuyện hợp nhất giữa hai nhà băng này...

Xem thêm
>> SHB giải quyết xong việc Habubank nợ xấu
>> Habubank lọt vào danh sách ASEAN 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét