Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012
Habubank sáp nhập thành công vào SHB
Ngân hàng Nhà nước chiều 7/8 ký quyết định chính thức chấp thuận sáp nhập Habubank vào SHB - giúp hoàn tất thương vụ tái cơ cấu tự nguyện đầu tiên trong ngành ngân hàng. Cái tên Habubank theo đó sẽ không tồn tại.
>> Tầm nhìn sứ mệnh của Habubank khi Habubank nợ xấu chấm hết
>> Cơ cấu tổ chức sau khi tin Habubank nợ xấu đẩy lùi
>> Lịch sử phát triển - Habubank nợ xấu
Tiết lộ với VnExpress.net chiều 7/8, ông Nguyễn Văn Lê - Tổng giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần thương mại Sài Gòn Hà Nội (SHB) cho biết, Ngân hàng Nhà nước ký Quyết định 1559 về việc sáp nhập Ngân hàng thương mại Nhà Hà Nội (Habubank) vào Ngân hàng thương mại Sài Gòn Hà Nội (SHB). Như vậy sau nhiều tháng tiến hành các thủ tục sáp nhập và gây xôn xao trong dư luận với những phương án chuyển đổi cổ phiếu "chưa từng có", thương vụ SHB - Habubank đã chính thức hoàn tất.
Tổng giám đốc SHB cho biết, nếu lấy thời điểm Đại hội cổ đông thường niên ngày 5/5 làm mốc, tiến trình sáp nhập Habubank và SHB đã kéo dài hơn 3 tháng trước khi chính thức được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận. Như vậy, kể từ ngày hôm nay (7/8), cái tên Habubank sẽ không còn tồn tại mà thay vào đó sẽ dùng tên của chính SHB.
Ông Nguyễn Văn Lê cho biết, những ngày tới sẽ dần tiến hành các công việc để sáp nhập mạng lưới, chi nhánh và toàn bộ hệ thống của Habubank trước đây vào SHB.
Theo đề án sáp nhập giữa hai ngân hàng được công bố, Ngân hàng SHB sau khi sáp nhập Habubank sẽ có tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng (tương đương với quy mô của các nhà băng trong khối G12). Tổng vốn điều lệ sẽ trên 9.000 tỷ đồng.
Trước đó, trao đổi với báo chí, Chủ tịch SHB Đỗ Quang Hiển (thường được biết tới với cái tên Bầu Hiển) cho biết, để có được hệ thống chi nhánh, nhân sự và mạng lưới khách hàng của HBB, SHB phải mất ít nhất 5 năm. Như vậy, với việc sáp nhập Habubank, thay vì 5 năm, SHB rút ngắn được xuống 3 tháng, tiết kiệm được chi phí và thời gian đưa SHB lên một tầm cao mới.
Sau sáp nhập, tổng số nhân viên của SHB sẽ đạt gần 5.000 người, chính bằng tổng nhân viên của hai nhà băng trên gộp lại). Tính đến nay, cả hai ngân hàng SHB và Habubank có khoảng 54 chi nhánh và hơn 150 phòng giao dịch
Nhãn:
habubank
Google Account Video Purchases
Việt Nam
Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012
ABBank thay tổng giám đốc
Ông Đặng Quang Minh thôi chức từ hôm nay (7/8), nhiều khả năng ông Phạm Duy Hiếu - Tổng giám đốc VietABank sẽ là người lên thay.
>> Mờ dần Habubank nợ xấu - Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông Habubank
>> Đẩy lùi tin Habubank nợ xấu - Habubank cho vay mua nhà
>> Nợ xấu Habubank được khép lại
>> Habubank hết nợ xấu ngày một phát triển
Theo Ngân hàng cổ phần An Bình (ABBank), hôm nay (7/8), ông Đặng Quang Minh sẽ thôi giữ chức Tổng giám đốc nhà băng này. Người thay ông Minh làm tổng giám đốc có khả năng là ông Phạm Duy Hiếu, Tổng giám đốc ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) và hiện cũng là cố vấn tài chính của ABBank.
Tuy nhiên, việc bổ nhiệm tổng giám đốc mới của ABBank sẽ còn phải chờ sự xem xét và chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước.
Ông Phạm Quang Minh sinh năm 1972, là cử nhân đại học Tài chính kế toán Hà Nội, Thạc sĩ quản trị kinh doanh. Ông Minh đã có 19 kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán, tài chính, ngân hàng, trong đó có hơn 6 năm làm việc tại ABBank. Ông Minh mới được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc ABBank khoảng 1 năm, trước đó ông làm Phó Tổng giám đốc ABBank.
Trong khi đó, ông Phạm Duy Hiếu, người có khả năng trở thành Tổng giám đốc mới của ABBank sinh năm 1978, là thạc sỹ tài chính, lưu thông tiền tệ và tín dụng - Đại học Kinh tế quốc dân, Cử nhân Ngoại ngữ - Đại học Ngoại ngữ.
Ông Hiếu mới được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc VietABank đầu năm 2012, trước đó ông làm Phó tổng giám đốc phụ trách Khối khách hàng doanh nghiệp kiêm Giám đốc Sở giao dịch ABBank; Giám đốc điều hành văn phòng TPHCM - công ty cổ phần chứng khoán Vincom (nay là công ty cổ phần chứng khoán Xuân Thành).
Bên cạnh đó, hiện ABBank cũng còn 4 Phó tổng giám đốc là ông Nguyễn Công Cảnh (sinh năm 1958), ông Bùi Trung Kiên (sinh năm 1973), bà Nguyễn Thị Ngọc Mai (sinh năm 1974) và bà Phạm Thị Hiền (sinh năm 1973).
Google Account Video Purchases
Việt Nam
Phó tổng BIDV về làm CEO Ngân hàng Việt Nga
Ông Phạm Đức Ấn - Phó tổng giám đốc BIDV - được "biệt phái" đảm nhiệm Tổng giám đốc Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga từ hôm nay (6/8).
>> Cơ cấu tổ chức sau khi tin Habubank nợ xấu đẩy lùi
>> Thanh toán quốc tế - Habubank nợ xấu
Theo Quyết định của Hội đồng Thành viên VRB, ngày 30/7, ông Phạm Đức Ấn – Phó tổng giám đốc BIDV, được cử biệt phái sang công tác tại Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga (VRB). Từ ngày 6/8, ông Phạm Đức Ấn sẽ đảm nhận chức vụ tổng giám đốc của Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga.
Ông Phạm Đức Ấn (sinh năm 1970), có bằng thạc sỹ quản trị kinh doanh. Ông đảm nhiệm chức vụ Phó tổng giám đốc BIDV từ tháng 6/2011.
Ngân hàng liên doanh Việt Nga (VRB) là liên doanh giữa hai Ngân hàng hàng đầu của hai nước là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng VTB. BIDV và VTB có mức góp vốn điều lệ ngang nhau. Ngân hàng liên doanh Việt Nga có vốn điều lệ 168,5 triệu USD (tương đương hơn 3.008 tỷ đồng tại thời điểm tăng vốn).
Google Account Video Purchases
Việt Nam
Chủ Nhật, 5 tháng 8, 2012
PG Bank hoàn tất việc tăng vốn điều lệ
Cuối cùng thì Ngân hàng Xăng dầu cũng hoàn tất việc tăng vốn điều lệ theo quy định tối thiểu sau 2 năm tưởng chừng như "đi vào ngõ cụt". Như vậy, hiện chỉ còn BaoViet Bank có vốn dưới 3.000 tỷ.
>> Mờ dần Habubank nợ xấu - Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông Habubank
>> Đẩy lùi tin Habubank nợ xấu - Habubank cho vay mua nhà
>> Nợ xấu Habubank được khép lại
>> Habubank hết nợ xấu ngày một phát triển
Theo Nghị định 141/NĐ-CP, mức vốn pháp định của các ngân hàng tối thiểu là 3.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo thống kê từ Ngân hàng Nhà nước tính đến hết tháng 6, toàn hệ thống vẫn còn Ngân hàng thương mại cổ phần Bảo Việt (BaoVietBank) - vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng và Ngân hàng thương mại cổ phần Xăng dầu (PG Bank) vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng.
Đầu tháng 8, Ngân hàng thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) thông báo hoàn tất việc tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng sau nhiều năm rơi vào bế tắc do các cổ đông lớn Nhà nước của ngân hàng này không được góp thêm vốn. Tại PG Bank, cổ đông lớn là Petrolimex nắm giữ 40% vốn. Nếu tăng vốn, Petrolimex cần góp thêm tiền để giữ nguyên tỷ lệ sở hữu nhưng theo quy định, việc này cần được sự cho phép của Thủ tướng. Do đó, việc nâng vốn lên 3.000 tỷ của PG Bank bị "tắc" trong một thời gian dài.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Quang Định - Tổng giám đốc PG Bank - thừa nhận: "Kế hoạch tăng vốn của ngân hàng bị trì hoãn và gặp nhiều khó khăn trong 2 năm qua. Tuy nhiên, sau khi hoàn tất việc tăng vốn lên 3.000 tỷ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, PG Bank sẽ tiếp tục tập trung khai thác các sản phẩm mới và mở rộng mạng lưới hoạt động".
Báo cáo tài chính tính đến hết ngày 30/6 của PG Bank cho biết, vốn điều lệ của ngân hàng này mới chỉ đạt 2.360 tỷ đồng - tăng hơn 360 tỷ so với cuối năm. Quý II, PG Bank lãi 96 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng đầu năm đạt 233 tỷ đồng. Tổng tài sản của PG Bank đạt 19.413 tỷ đồng, tổng tiền mặt, vàng bạc, đá quý tại cuối quý II đạt 245,95 tỷ, tăng 8,2 tỷ so với đầu năm. Năm 2012, PG Bank đặt mục tiêu tăng tổng tài sản lên mức 25.684 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 700 tỷ đồng.
Như vậy, hiện nay toàn hệ thống chỉ còn BaoViet Bank có vốn điều lệ dưới 3.000 tỷ đồng. Tính đến hết ngày 30/6, báo cáo tài chính quý II của ngân hàng này cho biết vốn điều lệ vẫn là 1.500 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 12.915 tỷ đồng (giảm khoảng 300 tỷ đồng so với đầu năm).
Google Account Video Purchases
Việt Nam
Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2012
NH lớn nâng lãi suất các kỳ hạn dài
Ngân hàng này vừa nâng lãi suất huy động kỳ hạn 24, 36 và 48 tháng lên 10% một năm sau hơn một tháng không dao động trước các cuộc đua lãi suất kỳ hạn dài.
>> Tầm nhìn sứ mệnh của Habubank khi Habubank nợ xấu chấm hết
>> Cơ cấu tổ chức sau khi tin Habubank nợ xấu đẩy lùi
>> Lịch sử phát triển - Habubank nợ xấu
Theo biểu lãi suất mới, Vietcombank đồng loạt thay đổi mức lãi suất với các kỳ hạn dài 24, 36, 48 và 60 tháng từ 9,5% lên 10% một năm. Như vậy, sau hơn một tháng giữ nguyên biểu lãi suất cũ, "ông lớn" Vietcombank cũng nâng lãi suất huy động các kỳ hạn dài lên cao. Tuy nhiên, riêng kỳ hạn 12 tháng, lãi suất tiết kiệm lại giảm 1 điểm phần trăm so với trước đó, xuống còn 10% một năm.
Mức lãi suất mới thay đổi của Vietcombank hiện đã bằng với lãi suất kỳ hạn dài tại BIDV. Trong khi đó, tại Vietinbank, lãi suất tiết kiệm cao nhất là 11% một năm, áp dụng cho kỳ hạn 12 tháng. Trong khi đó, lãi suất với các kỳ hạn trên 12 tháng cao nhất chỉ 9,5% một năm.
Ở khối ngân hàng cổ phần, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn dài (theo niêm yết) vẫn cao nhất ở 12,5% một năm.
Nhãn:
ngân hàng,
Vietcombank
Google Account Video Purchases
Việt Nam
Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012
Nợ xấu từ các ngân hàng lớn
42% nợ xấu của 8 ngân hàng niêm yết là những khoản có thể mất trắng. Trong khi đó, các "ông lớn" như Vietcombank, Vietinbank chiếm 70% nợ xấu của nhóm này.
>> Tầm nhìn sứ mệnh của Habubank khi Habubank nợ xấu chấm hết
>> Cơ cấu tổ chức sau khi tin Habubank nợ xấu đẩy lùi
>> Lịch sử phát triển - Habubank nợ xấu
Theo báo cáo tài chính quý II công ty mẹ của 8 ngân hàng niêm yết, tổng nợ xấu các đơn vị này đang gánh lên tới 20.726 tỷ đồng. Trong đó, nợ nhóm 5 - có khả năng mất vốn - chiếm tới 40%.
Trong số 8 nhà băng niêm yết, nợ nhóm 5 - nợ có khả năng mất vốn - nhóm có nguy cơ rủi ro cao nhất - của Vietcombank và Eximbank đều chiếm quá nửa tổng nợ xấu. Trong khi đó, cơ cấu nợ xấu cho hay, nợ có khả năng mất vốn của 8 ngân hàng đều chiếm ít nhất một phần ba "cục máu đông" nợ xấu.
Vietinbank và Sacombank là 2 ngân hàng có tốc độ gia tăng nợ xấu cao nhất so với thời điểm đầu năm 2012. Nợ xấu của Vietinbank tăng hơn 3 lần đầu năm, từ hơn 2.000 tỷ lên gần 7.000 tỷ đồng. Còn Sacombank, nợ xấu của ngân hàng này tăng hơn 2 lần.
Nhìn vào bảng thống kê số liệu nợ xấu của 8 ngân hàng niêm yết có thể thấy rõ, ngân hàng quy mô càng lớn thì "cục máu đông" nợ xấu càng "đặc". Tính đến hết ngày 30/6, nợ xấu của Vietcombank lẫn Vietinbank "đội" thêm hàng nghìn tỷ. Vietcombank tăng từ hơn 4.000 tỷ lên gần 7.500 tỷ trong khi Vietinbank tăng gấp 3 lần từ 2.000 tỷ lên gần 7.000 tỷ đồng. Nếu xét riêng 8 nhà băng đang niêm yết trên sàn, nợ xấu của hai "ông lớn" quốc doanh Vietcombank, Vietinbank chiếm 70% tổng nợ xấu của các ngân hàng.
Nợ xấu 8 ngân hàng niêm yết tại thời điểm 30/6 và 1/1/2012. Đơn vị: tỷ đồng.Bình luận về những con số này, Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa - thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách tiền tệ - cho hay, công bố nợ xấu của Vietcombank thường cao hơn các ngân hàng khác một chút, nguyên nhân là họ hạch toán nợ gần với chuẩn quốc tế nhất. Mặc dù vậy, ông Nghĩa nhìn nhận việc nợ xấu tăng lên hàng nghìn tỷ sau 6 tháng đầu năm là đáng lo ngại. "Cục máu đông nợ xấu đã quá lớn làm tăng mạch máu khiến hệ thống tuần hoàn không thể đẩy máu lưu thông được nữa", chuyên gia này ví von.
Trong khi đó, chuyên gia ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu lại cho rằng việc các ngân hàng lớn như Vietcombank, Vietinbank có số nợ xấu cao là dễ hiểu bởi quy mô hoạt động lớn nên quy mô nợ cũng không thể nhỏ. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Trí Hiếu, nguyên nhân chính khiến nợ xấu của các "ông lớn" tăng cao có thể vì họ phải "ôm" quá nhiều nợ từ doanh nghiệp Nhà nước làm ăn không hiệu quả.
Tuy nhiên, theo ông Lê Xuân Nghĩa - nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban giám sát tài chính quốc gia - nợ đọng trong khối doanh nghiệp tư nhân không phải ít trong bối cảnh kinh tế quá khó khăn như này. "Hiện có một vài doanh nghiệp tư nhân thậm chí còn nợ gấp 3, gấp 4 lần Vinashin, Vinalines", ông Nghĩa tiết lộ với VnExpress.net.
Với tốc độ gia tăng chóng mặt, nợ xấu đã trở thành câu chuyện ám ảnh tại hầu hết các ngân hàng trong nửa năm trở lại đây. Phó phòng khách hàng doanh nghiệp tại một ngân hàng cổ phần trên phố Trần Hưng Đạo (Hà Nội) cho biết, nhiều cán bộ tín dụng đã bị giữ lại 30% lương vì để nợ xấu tăng lên cao và khó thu hồi. "Làm vậy để các nhân viên mạnh tay hơn trong việc đôn đốc, thúc giục khách hàng trả nợ", vị cán bộ này lý giải.
Bản thân Vietinbank, "ông lớn" quốc doanh có nợ xấu tăng thêm 4.700 tỷ đồng so với đầu năm cũng vừa có động thái chấn chỉnh tình trạng nợ xấu. Một vài ngân hàng bắt đầu xử lý cán bộ tình dụng để nợ xấu leo cao. Vietinbank cùng một lúc sa thải 15 cán bộ Chi nhánh Bến Tre (gồm cả ban giám đốc chi nhánh ngân hàng) vì để xảy ra nhiều sai phạm trong hoạt dộng điều hành nghiệp vụ, gây nợ xấu lớn.
Năm ngoái, nợ xấu toàn ngành chỉ 3,07% nhưng đã tăng gấp rưỡi lên 4,47% vào năm nay. Tuy nhiên, 4,47% là con số do các ngân hàng thương mại báo cáo trong khi con số Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đưa ra là 8,6% tương đương 202.000 tỷ đồng (tính đến hết tháng 3). Chính Ngân hàng Nhà nước cũng thừa nhận những câu chuyện giấu nợ xấu, làm đẹp bản báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại.
Nhìn vào những con số nợ xấu trong quý II đã công bố, một chuyên gia tài chính cho rằng sở dĩ nợ xấu tăng mạnh là do nhiều ngân hàng đã biết "sợ" nên phân loại, trích lập dự phòng "có phần đầy đủ hơn". Tuy nhiên, vị này vẫn tin rằng: "Kể cả ngân hàng lớn lẫn nhỏ đều trích lập dự phòng rủi ro chưa đầy đủ nên bức tranh về lợi nhuận của họ có thể đã được tô hồng hơn thực tế".
Google Account Video Purchases
Việt Nam
Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012
NH bắt tay chủ đầu tư hỗ trợ lãi vay cho khách hàng
Với ngân hàng việc thu nợ từ phía người dân còn dễ hơn nhiều khi thu của chủ đầu tư nhất là trong bối cảnh này.
>> Tầm nhìn sứ mệnh của Habubank khi Habubank nợ xấu chấm hết
>> Cơ cấu tổ chức sau khi tin Habubank nợ xấu đẩy lùi
>> Lịch sử phát triển - Habubank nợ xấu
Lo ngại lãi suất biến động
Vài tháng qua, các ngân hàng thương mại lớn đã đồng loạt ký kết hợp đồng tín dụng với các chủ đầu tư dự án. Theo đó, khách hàng mua nhà tại những dự án này sẽ được hỗ trợ tín dụng với mức rất hấp dẫn.
Tiên phong trong vấn đề này, là ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), cụ thể trong chương trình liên kết 4 nhà, BIDV dành gói tín dụng 4.000 tỉ đồng cho khách hàng vay mua nhà với lãi suất chỉ 12%/năm trong vòng 6 tháng đầu tiên. Cũng với mức lãi suất này, NH TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa công bố sẽ dành 2.000 tỉ đồng để cho khách vay kinh doanh, mua, sửa chữa nhà.
Đáng chú ý, mới đây, NH TMCP Quốc tế (VIB) tung ra chương trình cho vay mua, xây, sửa nhà với lãi suất chỉ 9,9%/năm trong 3 tháng đầu tiên. Tổng hạn mức của gói tín dụng này là 1.000 tỉ đồng.
Không chỉ có ngân hàng, mà nhiều chủ đầu tư cũng mạnh tay hỗ trợ lãi suất cho khách hàng như chủ đầu tư dự án Nam Đô Complex (Trương Định). Theo đó, khách hàng mua nhà sẽ được chủ đầu tư tiếp tục giảm thêm 4% lãi suất. Tại dự án Golden Land (Nguyễn Trãi), chủ đầu tư cũng cam kết hỗ trợ lãi suất cho khách hàng .....
Chị Phạm Nguyệt Nga (nhà đầu tư) cho biết, các ngân hàng chưa thực sự “cởi mở” với khách hàng vay tiền mua nhà. Bởi trong hợp đồng mua nhà có cam kết vay vốn, các ngân hàng chỉ để thời gian vay vốn với mức lãi suất “rẻ” khoảng 3-6 tháng. Trong khi thời gian trả nợ có thể kéo dài 3-5 năm. “Lãi suất luôn luôn biến động, năm 2011 lãi suất đã từng tăng vọt từ mức 12-13% lên mức 25-26%/năm. Vì vậy, chẳng có điều gì đảm bảo rằng, hết thời hạn hỗ trợ, ngân hàng sẽ không điều chỉnh lãi suất tăng. Chính vì thế mà nhiều người vẫn khá thận trọng”chị Nga cho biết.
Ngân hàng, chủ đầu tư tự cứu nhau
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, việc ngân hàng và chủ đầu tư cùng bắt tay nhau để hỗ trợ khách hàng thực chất là hình thức hợp tác hai bên cùng có lợi.
Ông Phan Xuân Cần – Chủ tịch HĐQT công ty tư vấn bất động sản Sohovietnam cho biết, việc ngân hàng và chủ đầu tư cam kết hỗ trợ cho khách hàng lãi suất vay chỉ được ấn định khoảng 3-6 tháng đầu tiên. Đây là điều không hề chắc chắn với người mua. Ngoài ra, hầu hết những dự án được ngân hàng cam kết hỗ trợ lãi suất đều là những dự án mà các ngân hàng này “rót” vốn cho vay trước đó. Vì vậy, các ngân hàng sẽ tiếp tục cho khách hàng vay để mua nhà tại dự án. Làm như vậy, ngân hàng vừa cho vay được tiền, chủ đầu tư vừa bán được hàng.
“Trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, xem ra việc thu nợ từ khách hàng có phần dễ hơn thu nợ từ chủ đầu tư. Bởi, người mua nhà tham gia chương trình hỗ trợ lãi suất, hàng tháng họ sẽ chi trả bằng quỹ tiền lương đều đều 5-7 triệu đồng/tháng. Điều này dễ dàng hơn nhiều khi mà cho chủ đầu tư vay nợ đến hàng trăm tỷ đồng" ông Cần cho biết.
Cũng theo ông Cần, trong trường hợp chủ đầu tư không bán được hàng thì cả ngân hàng và chủ đầu tư đều chết như nhau. Vì vậy, ngân hàng sẽ phải tài trợ vốn cho chính dự án mình cho vay và chủ đầu tư cũng giảm giá xuống hỗ trợ cho khách hàng.
Theo phân tích TS kinh tế Lê Đạt Chí, các ngân hàng chủ yếu đưa ra mức lãi suất rẻ ở giai đoạn đầu. Vì vậy, người đi vay cần thận trọng và phải lường trước những vấn đề có thể phát sinh, như nguy cơ tăng lãi suất, bởi đa phần thời gian vay thường trên 3 năm trong khi lãi suất thấp chỉ được áp dụng trong 3 - 6 tháng đầu. Chính vì vậy, người vay phải có thỏa thuận cụ thể về mức lãi suất sau này. Có thể là cộng thêm 3% so với lãi suất huy động để không xảy ra tình trạng lãi suất bị đẩy lên cao ngoài ý muốn như thực tế từng xảy ra. Ngoài ra, cũng cần phải tính đến việc bị phạt lãi suất nếu trả vốn trước hạn.
Nhãn:
bat dong san,
ngân hàng
Google Account Video Purchases
Việt Nam
Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012
VPBank tuyển nhân sự tại Hà Nội
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) tuyển trưởng nhóm bán hàng trực tiếp và chuyên viên bán hàng trực tiếp (thuộc khối khách hàng cá nhân, VPBank hội sở), làm việc tại Hà Nội.
>> Chấm dứt Habubank nợ xấu đi đến thành công
>> Mờ dần Habubank nợ xấu - Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông Habubank
>> Đẩy lùi tin Habubank nợ xấu - Habubank cho vay mua nhà
Ở vị trí trưởng nhóm bán hàng trực tiếp, ngân hàng ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm trong kinh doanh sản phẩm ngân hàng, hoặc có kinh nghiệm về marketing tại vị trí trưởng nhóm bán hàng trực tiếp. Ứng viên phải có tối thiểu hai năm kinh nghiệm quản lý, am hiểu về các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng, trình độ đại học trở lên.
Thông tin chi tiết về mô tả công việc, ứng viên xem tại: http://tuyendung.vpb.com.vn, hoặc gửi CV về địa chỉ email: vanht1@vpb.com.vn. Ngân hàng nhận hồ sơ đến ngày 31/8, ưu tiên ứng viên nộp hồ sơ sớm. Bên cạnh những cơ hội nghề nghiệp trên, ngân hàng còn nhiều cơ hội khác chào đón các bạn.
Google Account Video Purchases
Việt Nam
Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012
Ngân hàng Nhà nước cảnh báo loại tội phạm mới
Ngân hàng Nhà nước hôm 27/7 phát đi cảnh báo về việc một số đối tượng nước ngoài vào Việt Nam, móc nối với đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ qua thiết bị POS đã giao dịch thanh toán khống hàng hóa để rút tiền mặt.
>> Đã không còn Habubank nợ xấu - tham dự Hội chợ việc làm 2012
>> Chấm dứt Habubank nợ xấu đi đến thành công
>> Mờ dần Habubank nợ xấu - Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông Habubank
>> Sacombank bổ nhiệm Phó Tổng giám đốc
>> Đã không còn Habubank nợ xấu - tham dự Hội chợ việc làm 2012
>> Chấm dứt Habubank nợ xấu đi đến thành công
>> Mờ dần Habubank nợ xấu - Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông Habubank
>> Sacombank bổ nhiệm Phó Tổng giám đốc
Cảnh báo của Ngân hàng Nhà nước cho biết, các đối tượng người nước ngoài vào Việt Nam mang theo thiết bị chuyên dụng và phần mềm đọc, in dữ liệu lên thẻ từ. Sau đó, những người này móc nối với một số đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ thông qua thiết bị POS đã giao dịch thanh toán khống hàng hóa để rút tiền mặt.
Ngân hàng Nhà nước cảnh báo loại tội phạm mới. Ảnh: PV |
Khi thực hiện hành vi phạm tội, các đối tượng trên sử dụng trái phép rất nhiều thông tin thẻ tín dụng để in làm giả thẻ và quẹt ngay thẻ qua POS liên tục trong thời gian ngắn để chiếm đoạt số tiền lớn. Hoạt động này thường diễn ra vào khoảng thời gian từ 12 đến 17 giờ và từ 20 giờ đến 23 giờ hàng ngày, mỗi giao dịch cách nhau từ 20-30 giây.
Ngân hàng Nhà nước nhận định, đây là thủ đoạn mới của tội phạm sử dụng công nghệ cao, đã và đang xâm nhập vào Việt Nam. Hoạt động này đã gây thiệt hại về tài sản của các chủ thẻ tín dụng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thanh toán điện tử cũng như thương hiệu và uy tín của nhiều ngân hàng thương mại trong nước.
Do đó, để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả loại hình tội phạm trên, Ngân hàng Nhà nước đề nghị các Tổ chức thanh toán thẻ có biện pháp rà soát lại những giao dịch thanh toán đáng ngờ qua POS. Trong đó, các nhà băng cần chú ý đến những đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ có số lượng giao dịch liên tục với nhiều thẻ khác nhau vào thời gian bất thường trong ngày, hoặc trường hợp doanh số tăng đột biến và thiếu chứng từ chứng minh cung cấp hàng hóa, dịch vụ hợp lệ...
Ngay lúc đó, nhà băng phải kịp thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước và thông báo, phối hợp với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50) để có biện pháp ngăn chặn kịp thời, không để các đối tượng lợi dụng thực hiện hành vi phạm tội, chiếm đoạt tài sản.
Văn bản số 4643 cũng đã được Ngân hàng Nhà nước gửi đến các tổ chức phát hành thẻ để thông báo thủ đoạn mới của tội phạm sử dụng thẻ tín dụng này.
Nhãn:
ngân hàng
Google Account Video Purchases
Việt Nam
Agribank giao chỉ tiêu cho nhân viên huy động vốn
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn VN (Agribank) vừa có văn bản giao chỉ tiêu huy động vốn trong hệ thống ngân hàng này năm 2012.
Theo đó, từ ngày 1-8, mỗi cán bộ, viên chức của Agribank được giao chỉ tiêu huy động vốn từ tiền gửi của bản thân hoặc người thân, bạn bè... Định mức huy động vốn tối thiểu theo từng vị trí công tác. Đối với chủ tịch hội đồng thành viên, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc... nếu huy động mỗi tháng đạt trên 700 triệu đồng là hoàn thành xuất sắc, từ 500-700 triệu đồng là hoàn thành nhiệm vụ, dưới 500 triệu đồng là không hoàn thành nhiệm vụ.
Đối với các giám đốc, phó giám đốc sở giao dịch, chi nhánh loại I và II... con số này lần lượt là trên 600 triệu đồng, từ 400-600 triệu đồng và dưới 400 triệu đồng. Đối với cán bộ viên chức khác tại khu vực Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ là trên 400 triệu đồng, từ
200-400 triệu đồng và dưới 200 triệu đồng. Mức thấp nhất đối với cán bộ viên chức ở các địa phương khác đạt mức hoàn thành nhiệm vụ thì cũng phải huy động được 150-300 triệu đồng/tháng.
Văn bản cũng nêu rõ chỉ tiêu huy động vốn trên là cơ sở để thực hiện cơ chế khoán tiền lương hằng tháng cũng như xét thi đua khen thưởng hằng năm.
Tin liên quan
>> Habubank nợ xấu đã không còn - tham dự Hội chợ việc làm 2012
>> Habubank nợ xấu chấm dứt đi đến thành công
>> Habubank nợ xấu mờ dần - Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông Habubank
Google Account Video Purchases
Việt Nam
Thứ Năm, 12 tháng 7, 2012
Chi nhánh Habubank Minh Khai chuyển địa điểm
Nhân dịp khai trương trụ sở mới, Chi nhánh Habubank triển khai chương
trình khuyến mại cho khách hàng cá nhân với nhiều phần quà thiết thực và
có giá trị trong thời gian 1 tháng kể từ ngày khai trương.
>> Hết lo nợ xấu Habubank củng cố địa vị
Được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Tp Hà Nội tại Quyết định số 988/HAN-TTGS1, Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) sẽ chính thức chuyển địa điểm Chi nhánh Habubank Minh Khai từ 242E Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội sang địa chỉ mới tại 11A Hàn Thuyên, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đồng thời sẽ đổi tên chính thức thành Chi nhánh Habubank Hàn Thuyên.
Mọi giao dịch của khách hàng tại Chi nhánh Minh Khai sẽ chính thức chuyển sang trụ sở mới kể từ ngày 25/6/2012. Trụ sở mới của Chi nhánh Habubank Hàn Thuyên là một tòa nhà mới xây nằm trên tuyến phố có mặt bằng thoáng đẹp tại trung tâm Thủ đô nên rất thuận tiện cho việc thực hiện mọi giao dịch của khách hàng.
>> Hết lo nợ xấu Habubank củng cố địa vị
Được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Tp Hà Nội tại Quyết định số 988/HAN-TTGS1, Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) sẽ chính thức chuyển địa điểm Chi nhánh Habubank Minh Khai từ 242E Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội sang địa chỉ mới tại 11A Hàn Thuyên, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đồng thời sẽ đổi tên chính thức thành Chi nhánh Habubank Hàn Thuyên.
Nhãn:
habubank
Google Account Video Purchases
Việt Nam
Chủ Nhật, 1 tháng 7, 2012
Các ngân hàng huy động vàng đến hết 25/11
Nhu cầu gửi vàng để sinh lời và an toàn của người dân là rất lớn khi thống kê cho thấy lượng vàng trong dân vào khoảng 500 tấn. Tuy nhiên, các ngân hàng (NH) hiện đang hạn chế huy động vàng theo yêu cầu của NH Nhà nước.
Ngân hàng “chê” vàng
Trái với cảnh nhộn nhịp chạy đua mời khách gửi vàng, giữ chân khách hàng bằng lãi suất cao như trước, hiện nhiều NH đã ngưng huy động hoặc thu phí giữ hộ vàng. Chị Loan, nhà ở quận 2 - TPHCM, cho biết cách đây vài ngày, chị đến nhiều NH để gửi 6 chỉ vàng nhưng không nơi nào nhận. Tại Chi nhánh NH Á Châu (ACB) nằm trên đường Nguyễn Thị Định, quận 2, chị Loan khá bất ngờ khi biết NH này đã ngừng huy động vàng với số lượng dưới 1 lượng, dù trước đó lãi suất gửi vàng lên tới 3%/năm. Đối với khách hàng gửi từ 1 lượng vàng trở lên, lãi suất áp dụng khá thấp, chỉ còn 1%/năm kỳ hạn từ 1 đến 3 tháng.
Tại Chi nhánh NH Đông Á trên đường Nguyễn Công Trứ, quận 1, nhân viên giao dịch cho biết NH đã có lệnh không nhận gửi vàng. Nếu khách hàng có nhu cầu, NH sẽ giữ hộ và phải đóng phí giữ hộ 0,05% số vàng gửi. Tại NH TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), lãi suất gửi vàng kỳ hạn từ 1-3 tháng là 0,8%/năm đối với số vàng dưới 10 lượng; từ 10 lượng trở lên kỳ hạn 1-3 tháng cũng chỉ 1%/năm. Tại NH Nam Á, lãi suất huy động vàng 4%/năm trước đây đã giảm xuống chỉ còn từ 1,1% đến 1,2%/năm kỳ hạn từ 1 đến 6 tháng, khách hàng không được phép rút trước hạn. Hiện lãi suất huy động vàng cao nhất được ghi nhận tại NH TMCP Sài Gòn (SCB) cũng chỉ 2,2%/năm kỳ hạn 6 tháng đến 11 tháng.
Khách hàng khó tìm được nơi gửi vàng do mới đây, NH Nhà nước đã có công văn yêu cầu các NH thương mại thực hiện nghiêm lộ trình ngừng huy động vàng. Các tổ chức tín dụng chỉ phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng với khối lượng cần thiết để đáp ứng nhu cầu chi trả theo yêu cầu của khách hàng khi số vàng thu nợ và tồn quỹ không đủ chi trả. Theo Phó Tổng Giám đốc ACB Nguyễn Thanh Toại, các NH phải chấp hành quy định và buộc phải điều chỉnh giảm lãi suất vàng, dù trên thực tế, nhu cầu gửi vàng của người dân vẫn rất lớn.
Tiện quản lý, khó cho dân
Việc các NH nhanh chóng giảm lãi suất vàng khi NH Nhà nước yêu cầu là khá “lạ”. Cuối tháng 4-2011, NH Nhà nước ra Thông tư 11 yêu cầu các NH thương mại ngừng huy động và cho vay bằng vàng. Các nghiệp vụ ủy thác đầu tư, các hình thức cấp tín dụng khác bằng vàng cũng bị cấm từ ngày 1-5-2011. NH chỉ được phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng cho đến ngày 1-5-2012. Sát ngày áp dụng, một cuộc đua đẩy lãi suất vàng tăng cao rồi đón đầu “lách” luật qua hình thức chuyển từ gửi vàng tiết kiệm sang giữ hộ vàng khá rầm rộ. Lợi tức giữ hộ vàng tăng vùn vụt lên gần 4%/năm, tương đương với lãi suất gửi vàng tiết kiệm. Thị trường vàng trở nên méo mó.
Trước tình hình này, cuối tháng 4-2012, NH Nhà nước ra tiếp Thông tư 12 sửa đổi Thông tư 11, cho phép các NH thương mại được huy động vàng đến ngày 25-11-2012. “Việc tuân thủ quy định là một trong những cơ sở để xem xét cấp giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng cho các tổ chức tín dụng” - NH Nhà nước khẳng định trong thông tư. Với yêu cầu này, tình trạng lộn xộn trên trong việc huy động vàng tại các NH đã được lặp lại nhưng người dân lại gặp khó khăn trong việc gửi vàng, nhất là khi lãi suất vàng không còn hấp dẫn.
Theo TS Cao Sĩ Kiêm, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, NH Nhà nước cần nhanh chóng đưa ra đề án huy động vàng để tận dụng nguồn lực này phục vụ nền kinh tế. Đề án được đánh giá rất tốt nhưng đến nay vẫn chưa thấy “hình hài” khi NH Nhà nước đang xem xét phương án huy động an toàn, hiệu quả và phải tính toán bảo đảm quyền lợi của NH, khách hàng cùng những rủi ro có thể gặp phải.
Về việc này, chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Trí Hiếu nói: “Người dân muốn gửi vàng nhưng không biết gửi ở đâu. Điều này tạo ra một “lỗ hổng” lưu thông trên thị trường mà NH Nhà nước phải “trám” ngay”.
Ngân hàng “chê” vàng
Trái với cảnh nhộn nhịp chạy đua mời khách gửi vàng, giữ chân khách hàng bằng lãi suất cao như trước, hiện nhiều NH đã ngưng huy động hoặc thu phí giữ hộ vàng. Chị Loan, nhà ở quận 2 - TPHCM, cho biết cách đây vài ngày, chị đến nhiều NH để gửi 6 chỉ vàng nhưng không nơi nào nhận. Tại Chi nhánh NH Á Châu (ACB) nằm trên đường Nguyễn Thị Định, quận 2, chị Loan khá bất ngờ khi biết NH này đã ngừng huy động vàng với số lượng dưới 1 lượng, dù trước đó lãi suất gửi vàng lên tới 3%/năm. Đối với khách hàng gửi từ 1 lượng vàng trở lên, lãi suất áp dụng khá thấp, chỉ còn 1%/năm kỳ hạn từ 1 đến 3 tháng.
Tại Chi nhánh NH Đông Á trên đường Nguyễn Công Trứ, quận 1, nhân viên giao dịch cho biết NH đã có lệnh không nhận gửi vàng. Nếu khách hàng có nhu cầu, NH sẽ giữ hộ và phải đóng phí giữ hộ 0,05% số vàng gửi. Tại NH TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), lãi suất gửi vàng kỳ hạn từ 1-3 tháng là 0,8%/năm đối với số vàng dưới 10 lượng; từ 10 lượng trở lên kỳ hạn 1-3 tháng cũng chỉ 1%/năm. Tại NH Nam Á, lãi suất huy động vàng 4%/năm trước đây đã giảm xuống chỉ còn từ 1,1% đến 1,2%/năm kỳ hạn từ 1 đến 6 tháng, khách hàng không được phép rút trước hạn. Hiện lãi suất huy động vàng cao nhất được ghi nhận tại NH TMCP Sài Gòn (SCB) cũng chỉ 2,2%/năm kỳ hạn 6 tháng đến 11 tháng.
Khách hàng khó tìm được nơi gửi vàng do mới đây, NH Nhà nước đã có công văn yêu cầu các NH thương mại thực hiện nghiêm lộ trình ngừng huy động vàng. Các tổ chức tín dụng chỉ phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng với khối lượng cần thiết để đáp ứng nhu cầu chi trả theo yêu cầu của khách hàng khi số vàng thu nợ và tồn quỹ không đủ chi trả. Theo Phó Tổng Giám đốc ACB Nguyễn Thanh Toại, các NH phải chấp hành quy định và buộc phải điều chỉnh giảm lãi suất vàng, dù trên thực tế, nhu cầu gửi vàng của người dân vẫn rất lớn.
Tiện quản lý, khó cho dân
Việc các NH nhanh chóng giảm lãi suất vàng khi NH Nhà nước yêu cầu là khá “lạ”. Cuối tháng 4-2011, NH Nhà nước ra Thông tư 11 yêu cầu các NH thương mại ngừng huy động và cho vay bằng vàng. Các nghiệp vụ ủy thác đầu tư, các hình thức cấp tín dụng khác bằng vàng cũng bị cấm từ ngày 1-5-2011. NH chỉ được phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng cho đến ngày 1-5-2012. Sát ngày áp dụng, một cuộc đua đẩy lãi suất vàng tăng cao rồi đón đầu “lách” luật qua hình thức chuyển từ gửi vàng tiết kiệm sang giữ hộ vàng khá rầm rộ. Lợi tức giữ hộ vàng tăng vùn vụt lên gần 4%/năm, tương đương với lãi suất gửi vàng tiết kiệm. Thị trường vàng trở nên méo mó.
Trước tình hình này, cuối tháng 4-2012, NH Nhà nước ra tiếp Thông tư 12 sửa đổi Thông tư 11, cho phép các NH thương mại được huy động vàng đến ngày 25-11-2012. “Việc tuân thủ quy định là một trong những cơ sở để xem xét cấp giấy phép kinh doanh mua bán vàng miếng cho các tổ chức tín dụng” - NH Nhà nước khẳng định trong thông tư. Với yêu cầu này, tình trạng lộn xộn trên trong việc huy động vàng tại các NH đã được lặp lại nhưng người dân lại gặp khó khăn trong việc gửi vàng, nhất là khi lãi suất vàng không còn hấp dẫn.
Theo TS Cao Sĩ Kiêm, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, NH Nhà nước cần nhanh chóng đưa ra đề án huy động vàng để tận dụng nguồn lực này phục vụ nền kinh tế. Đề án được đánh giá rất tốt nhưng đến nay vẫn chưa thấy “hình hài” khi NH Nhà nước đang xem xét phương án huy động an toàn, hiệu quả và phải tính toán bảo đảm quyền lợi của NH, khách hàng cùng những rủi ro có thể gặp phải.
Về việc này, chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Trí Hiếu nói: “Người dân muốn gửi vàng nhưng không biết gửi ở đâu. Điều này tạo ra một “lỗ hổng” lưu thông trên thị trường mà NH Nhà nước phải “trám” ngay”.
Google Account Video Purchases
Việt Nam
Thứ Hai, 25 tháng 6, 2012
Nhiều ngân hàng sáp nhập không riêng Habubank
Hết lo nợ xấu - Thương vụ sáp nhập CTCP Mirae Fiber (KMF) vào CTCP Mirae (KMR) là trường hợp sáp nhập 2 DN niêm yết đầu tiên trên TTCK Việt Nam. Theo đó, ngày 28/1/2010, toàn bộ cổ phiếu KMF đã được chuyển đổi sang cổ phiếu KMR với tỷ lệ 1:1,35 (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu KMF sẽ được chuyển đổi thành 1,35 cổ phiếu KMR). Cụ thể, KMR đã phát hành thêm 14 triệu cổ phiếu để mua lại 100% vốn của KMF, nâng tổng số cổ phiếu niêm yết của KMR lên 27,3 triệu đơn vị. Sau khi sáp nhập, công ty mới giữ mã chứng khoán là KMR và tiếp tục niêm yết trên sàn HOSE, trong khi KMF hủy niêm yết trên sàn HNX.
Sau đó, ngày 5/5/2010, CTCP Xi măng Hà Tiên 1 (HT1) và CTCP Xi măng Hà Tiên 2 (HT2) cùng niêm yết trên HOSE cũng đã sáp nhập thành công sau một lần trễ hẹn do ĐHCĐ CTCP Xi măng Hà Tiên 2 không chấp nhận tỷ lệ chuyển đổi cổ phiếu đưa ra trước đó. Cuối cùng, việc sáp nhập đã thành công với tỷ lệ chuyển đổi là 1:1.
Thương vụ lớn nhất sáp nhập là việc CTCP Kinh Đô (KDC) phát hành hơn 18,24 triệu cổ phiếu để hoán đổi lấy cổ phiếu của CTCP Chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc (NKD) và CTCP Kido. Trong đó, KDC dùng 13.749.288 cổ phiếu để hoán đổi cổ phiếu NKD (1,1 cổ phiếu NKD đổi 1 cổ phiếu KDC) và 4.495.455 cổ phiếu để hoán đổi cổ phiếu Kido (1,1 cổ phiếu Kido đổi 1 cổ phiếu KDC). Vốn điều lệ của Kinh Đô sau sáp nhập là 1.195,178 tỷ đồng.
Tất cả các thương vụ trên đều diễn ra theo phương pháp cổ phiếu của công ty bị sáp nhập hủy niêm yết, trong khi công ty sáp nhập sẽ phát hành thêm cổ phiếu để thực hiện mua lại 100% cổ phiếu của công ty bị sáp nhập. Tuy nhiên, trong trường hợp Habubank - SHB, giải thích của VCBS có thể dẫn đến cách hiểu rằng, cổ đông của cả hai ngân hàng đều được hoán đổi lấy cổ phiếu của một ngân hàng mới. Như vậy, cổ phiếu của ngân hàng mới này phải được xác định lại giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên.
Một số chuyên gia trong lĩnh vực chứng khoán cho rằng, hai ngân hàng có thể chọn giải pháp cùng hủy niêm yết, để sau khi sáp nhập có thể niêm yết lại với giá tham chiếu mới được xác định lại. Đây có lẽ là lời giải tối ưu nhất cho bài toán sáp nhập hai ngân hàng này mà không gây sự xáo trộn trên thị trường.
>> Habubank mờ nợ xấu – Đi được 1/3 việc sáp nhập
>> Habubank vượt qua khó khăn về nợ xấu
Sau đó, ngày 5/5/2010, CTCP Xi măng Hà Tiên 1 (HT1) và CTCP Xi măng Hà Tiên 2 (HT2) cùng niêm yết trên HOSE cũng đã sáp nhập thành công sau một lần trễ hẹn do ĐHCĐ CTCP Xi măng Hà Tiên 2 không chấp nhận tỷ lệ chuyển đổi cổ phiếu đưa ra trước đó. Cuối cùng, việc sáp nhập đã thành công với tỷ lệ chuyển đổi là 1:1.
Thương vụ lớn nhất sáp nhập là việc CTCP Kinh Đô (KDC) phát hành hơn 18,24 triệu cổ phiếu để hoán đổi lấy cổ phiếu của CTCP Chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc (NKD) và CTCP Kido. Trong đó, KDC dùng 13.749.288 cổ phiếu để hoán đổi cổ phiếu NKD (1,1 cổ phiếu NKD đổi 1 cổ phiếu KDC) và 4.495.455 cổ phiếu để hoán đổi cổ phiếu Kido (1,1 cổ phiếu Kido đổi 1 cổ phiếu KDC). Vốn điều lệ của Kinh Đô sau sáp nhập là 1.195,178 tỷ đồng.
Tất cả các thương vụ trên đều diễn ra theo phương pháp cổ phiếu của công ty bị sáp nhập hủy niêm yết, trong khi công ty sáp nhập sẽ phát hành thêm cổ phiếu để thực hiện mua lại 100% cổ phiếu của công ty bị sáp nhập. Tuy nhiên, trong trường hợp Habubank - SHB, giải thích của VCBS có thể dẫn đến cách hiểu rằng, cổ đông của cả hai ngân hàng đều được hoán đổi lấy cổ phiếu của một ngân hàng mới. Như vậy, cổ phiếu của ngân hàng mới này phải được xác định lại giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên.
Một số chuyên gia trong lĩnh vực chứng khoán cho rằng, hai ngân hàng có thể chọn giải pháp cùng hủy niêm yết, để sau khi sáp nhập có thể niêm yết lại với giá tham chiếu mới được xác định lại. Đây có lẽ là lời giải tối ưu nhất cho bài toán sáp nhập hai ngân hàng này mà không gây sự xáo trộn trên thị trường.
>> Habubank mờ nợ xấu – Đi được 1/3 việc sáp nhập
>> Habubank vượt qua khó khăn về nợ xấu
Google Account Video Purchases
Việt Nam
Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012
Chuyển đổi cổ phiếu HBB sang SHB hoàn tất trong tháng 6
Theo bầu Hiển, cổ đông SHB sẽ không có cổ tức vì tất cả lãi của ngân hàng dùng để bù lỗ lũy kế cho Habubank.
>> Giảm dần nợ xấu - diễn biến cổ phiếu Habubank
Bên lề ĐHCĐ Ngân hàng Sài gòn Hà Nội (SHB), ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SHB xung quanh việc sáp nhập ngân hàng Habubank (mã HBB) vào ngân hàng Sài gòn Hà Nội (mã SHB).
- Xin ông cho biết thời gian chuyển đổi từ cổ phiếu Habubank sang SHB sẽ diễn ra trong bao lâu?
- Quy trình đại hội xong, đại hội ủy quyền cho HĐQT hai bên hoàn thiện đề án và hợp đồng để trình NHNN. Sau khi NHNN phê chuẩn sẽ hoán đổi cổ phiếu. Tôi đã làm việc với UBCK cố gắng kể cả hoán đổi và niêm yết trong tháng 6 sẽ hoàn tất. Vì cổ phiếu Habubank phải hủy niêm yết nên do quyền lợi cổ đông là rất quan trọng, việc này cần phải làm khẩn trương. UBCK và Sở giao dịch chứng khoán cam kết sẽ làm tối đa, đảm bảo thời gian nhanh nhất cho cổ đông. SHB là ngân hàng cổ phần, tất cả mục đích là vì quyền lợi của cổ đông.
- ĐHCĐ SHB đã thông qua việc sáp nhập Habubank và SHB với tỷ lệ 99,4%. Như vậy cổ phiếu SHB vẫn giữ nguyên, có mỗi Habubank là bị hủy niêm yết?
- Duy nhất cổ phiếu Habubank bị hủy niêm yết và chuyển đổi sang cổ phiếu SHB. Giá tham chiếu trong ngày chuyển đổi hầu như không thay đổi.
- Vốn điều lệ của hai ngân hàng sau hợp nhất là hơn 8.800 tỷ, nhưng theo bản đánh giá đặc biệt thì tại ngày 29/2, vốn chủ sở hữu của Habubank chỉ còn lại 195 tỷ, điều này được giải thích thế nào thưa ông?
- Ở đây chúng ta phải phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu. Vốn điều lệ của hai ngân hàng sẽ cộng ngang là 8.800 tỷ. Về luật, doanh nghiệp lỗ không được trừ vào vốn điều lệ, thì vốn chủ sở hữu của SHB là 4.800 cộng với vốn chủ của Habubank là 195 tỷ, như vậy vốn chủ sở hữu của ngân hàng sau sáp nhập sẽ là khoảng 5.000 tỷ đồng. Sau khi sáp nhập SHB sẽ xử lý việc giảm lỗ, san lấp vốn chủ sở hữu để bằng và vượt vốn điều lệ. Chính vì vậy cổ đông trong năm 2012 sẽ không có cổ tức vì tất cả lãi của ngân hàng sẽ dùng để bù lỗ lũy kế.
- Ông có thể cho biết thời gian tới có tổ chức ĐHCĐ ngân hàng mới không?
- Sáp nhập khác với hợp nhất, hợp nhất là tạo thành một pháp nhân mới, nên cần phải tổ chức ĐHCĐ hợp nhất. Còn ở đây sáp nhập nghĩa là anh thôn tính họ, HBB nhập vào SHB còn mọi thứ của SHB vẫn là SHB. Khi nhập vào HĐQT hai bên thấy cần thiết có những nội dung muốn xin ý kiến cổ đông của cả hai bên thì sẽ xin tổ chức ĐHCĐ bất thường, chứ không cần tổ chức đại hội cổ đông của ngân hàng hợp nhất.
- Cuối cùng, SHB “được gì” khi nhận sáp nhập Habubank thưa ông?
- Việc sáp nhập này là việc tự nguyện, đối với HĐQT, Ban điều hành, Ban kiểm soát của SHB xác định SHB là ngân hàng cổ phần thì lợi ích của cổ đông luôn luôn được đặt lên hàng đầu. Trước khi thương vụ HBB được thực hiện, Ban điều hành đã tính toán rất kỹ thương vụ này, đánh giá rất thận trọng và rất kỹ càng, chúng tôi cho rằng đây là một cơ hội kinh doanh tốt cho SHB. Trong kinh doanh không phải lúc nào cơ hội cũng đến và đây là cơ hội cho cả HBB và SHB.
Cái tốt ở đây là gì, bên cạnh lỗ đã báo cáo cổ đông – đấy là lỗ thời điểm. Còn quy mô vốn điều lệ ngân hàng lên gần 9,000 tỷ đồng, tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng, hệ thống chi nhánh trên 242 chi nhánh và phòng giao dịch, 1600 cán bộ công nhân viên và hệ thống khách hàng, các sản phẩm khác của Habubank...
Trong mảng nhân sự, việc đào tạo cán bộ rất khó khăn. Ở đây chúng ta có được 1600 cán bộ chưa kể với 20 năm trên thương trường Habubank đã có lượng khách hàng truyền thống thân thiết là điều vô cùng quý giá.
Chúng tôi tính rằng để đạt được quy mô và lợi thế đó, SHB phải mất 5 năm mới có được, chưa kể chi phí về sức người sức của và tiền cho 5 năm đó. Như vậy thay vì 5 năm, chúng ta đã rút ngắn được xuống 3 tháng, rút ngắn được chi phí và thời gian đưa SHB lên một tầm cao mới.
Chúng tôi luôn đặt lợi ích của SHB lên hàng đầu, năm 2012 không có cổ tức nhưng các cổ đông SHB cũng đã được 21% cổ phiếu.
>> Hết nợ xấu - Habubank đặt niềm tin của khách hàng lên đầu
>> Giảm dần nợ xấu - diễn biến cổ phiếu Habubank
Bên lề ĐHCĐ Ngân hàng Sài gòn Hà Nội (SHB), ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SHB xung quanh việc sáp nhập ngân hàng Habubank (mã HBB) vào ngân hàng Sài gòn Hà Nội (mã SHB).
- Xin ông cho biết thời gian chuyển đổi từ cổ phiếu Habubank sang SHB sẽ diễn ra trong bao lâu?
- Quy trình đại hội xong, đại hội ủy quyền cho HĐQT hai bên hoàn thiện đề án và hợp đồng để trình NHNN. Sau khi NHNN phê chuẩn sẽ hoán đổi cổ phiếu. Tôi đã làm việc với UBCK cố gắng kể cả hoán đổi và niêm yết trong tháng 6 sẽ hoàn tất. Vì cổ phiếu Habubank phải hủy niêm yết nên do quyền lợi cổ đông là rất quan trọng, việc này cần phải làm khẩn trương. UBCK và Sở giao dịch chứng khoán cam kết sẽ làm tối đa, đảm bảo thời gian nhanh nhất cho cổ đông. SHB là ngân hàng cổ phần, tất cả mục đích là vì quyền lợi của cổ đông.
- ĐHCĐ SHB đã thông qua việc sáp nhập Habubank và SHB với tỷ lệ 99,4%. Như vậy cổ phiếu SHB vẫn giữ nguyên, có mỗi Habubank là bị hủy niêm yết?
- Duy nhất cổ phiếu Habubank bị hủy niêm yết và chuyển đổi sang cổ phiếu SHB. Giá tham chiếu trong ngày chuyển đổi hầu như không thay đổi.
- Vốn điều lệ của hai ngân hàng sau hợp nhất là hơn 8.800 tỷ, nhưng theo bản đánh giá đặc biệt thì tại ngày 29/2, vốn chủ sở hữu của Habubank chỉ còn lại 195 tỷ, điều này được giải thích thế nào thưa ông?
- Ở đây chúng ta phải phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu. Vốn điều lệ của hai ngân hàng sẽ cộng ngang là 8.800 tỷ. Về luật, doanh nghiệp lỗ không được trừ vào vốn điều lệ, thì vốn chủ sở hữu của SHB là 4.800 cộng với vốn chủ của Habubank là 195 tỷ, như vậy vốn chủ sở hữu của ngân hàng sau sáp nhập sẽ là khoảng 5.000 tỷ đồng. Sau khi sáp nhập SHB sẽ xử lý việc giảm lỗ, san lấp vốn chủ sở hữu để bằng và vượt vốn điều lệ. Chính vì vậy cổ đông trong năm 2012 sẽ không có cổ tức vì tất cả lãi của ngân hàng sẽ dùng để bù lỗ lũy kế.
- Ông có thể cho biết thời gian tới có tổ chức ĐHCĐ ngân hàng mới không?
- Sáp nhập khác với hợp nhất, hợp nhất là tạo thành một pháp nhân mới, nên cần phải tổ chức ĐHCĐ hợp nhất. Còn ở đây sáp nhập nghĩa là anh thôn tính họ, HBB nhập vào SHB còn mọi thứ của SHB vẫn là SHB. Khi nhập vào HĐQT hai bên thấy cần thiết có những nội dung muốn xin ý kiến cổ đông của cả hai bên thì sẽ xin tổ chức ĐHCĐ bất thường, chứ không cần tổ chức đại hội cổ đông của ngân hàng hợp nhất.
- Cuối cùng, SHB “được gì” khi nhận sáp nhập Habubank thưa ông?
- Việc sáp nhập này là việc tự nguyện, đối với HĐQT, Ban điều hành, Ban kiểm soát của SHB xác định SHB là ngân hàng cổ phần thì lợi ích của cổ đông luôn luôn được đặt lên hàng đầu. Trước khi thương vụ HBB được thực hiện, Ban điều hành đã tính toán rất kỹ thương vụ này, đánh giá rất thận trọng và rất kỹ càng, chúng tôi cho rằng đây là một cơ hội kinh doanh tốt cho SHB. Trong kinh doanh không phải lúc nào cơ hội cũng đến và đây là cơ hội cho cả HBB và SHB.
Cái tốt ở đây là gì, bên cạnh lỗ đã báo cáo cổ đông – đấy là lỗ thời điểm. Còn quy mô vốn điều lệ ngân hàng lên gần 9,000 tỷ đồng, tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng, hệ thống chi nhánh trên 242 chi nhánh và phòng giao dịch, 1600 cán bộ công nhân viên và hệ thống khách hàng, các sản phẩm khác của Habubank...
Trong mảng nhân sự, việc đào tạo cán bộ rất khó khăn. Ở đây chúng ta có được 1600 cán bộ chưa kể với 20 năm trên thương trường Habubank đã có lượng khách hàng truyền thống thân thiết là điều vô cùng quý giá.
Chúng tôi tính rằng để đạt được quy mô và lợi thế đó, SHB phải mất 5 năm mới có được, chưa kể chi phí về sức người sức của và tiền cho 5 năm đó. Như vậy thay vì 5 năm, chúng ta đã rút ngắn được xuống 3 tháng, rút ngắn được chi phí và thời gian đưa SHB lên một tầm cao mới.
Chúng tôi luôn đặt lợi ích của SHB lên hàng đầu, năm 2012 không có cổ tức nhưng các cổ đông SHB cũng đã được 21% cổ phiếu.
>> Hết nợ xấu - Habubank đặt niềm tin của khách hàng lên đầu
Google Account Video Purchases
Việt Nam
Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012
Habubank phát hàng thẻ The Moment
Đây là công nghệ mới được Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank) áp dụng cho loại thẻ ATM sắp phát hành.
Cụ thể, từ ngày 1/6/2011, Habubank sẽ phát hành thẻ ATM nội địa có tên gọi “The Moment”. Loại thẻ này khá đặc biệt khi có cho phép chính chủ thẻ tự lựa chọn hình nền để tạo dấu ấn riêng.
Theo Habubank, đây là công nghệ lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam và Habubank cũng là ngân hàng đầu tiên phát hành loại thẻ này như là một cách giúp khách hàng lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ nhất.
“Khách hàng có thói quen để ảnh gia đình, con cái, thẻ ATM trong cùng một chiếc ví nên khiến nó luôn chật chội. Với thẻ Habubank The Moment, từ nay khách hàng vừa có thể nhìn thấy tấm ảnh mình yêu thích hàng ngày mà vẫn tiếp cận được đến phương tiện thanh toán hiện đại này nhờ tính năng tích hợp hai trong một của Habubank”, bà Vũ Thu Hằng, Giám đốc Trung tâm thẻ Habubank nói về loại thẻ mới này.
Ngoài ra, khách hàng sử dụng thẻ của Habubank có thể được rút tiền với hạn mức cao và thanh toán tại nhiều điểm chấp nhận thẻ của Habubank trên toàn quốc.
Trong thời gian từ 1/6/2011 đến hết ngày 15/6/2011, Habubank giảm 50% phí phát hành cho khách hàng làm thẻ The Moment.
Cụ thể, từ ngày 1/6/2011, Habubank sẽ phát hành thẻ ATM nội địa có tên gọi “The Moment”. Loại thẻ này khá đặc biệt khi có cho phép chính chủ thẻ tự lựa chọn hình nền để tạo dấu ấn riêng.
Theo Habubank, đây là công nghệ lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam và Habubank cũng là ngân hàng đầu tiên phát hành loại thẻ này như là một cách giúp khách hàng lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ nhất.
“Khách hàng có thói quen để ảnh gia đình, con cái, thẻ ATM trong cùng một chiếc ví nên khiến nó luôn chật chội. Với thẻ Habubank The Moment, từ nay khách hàng vừa có thể nhìn thấy tấm ảnh mình yêu thích hàng ngày mà vẫn tiếp cận được đến phương tiện thanh toán hiện đại này nhờ tính năng tích hợp hai trong một của Habubank”, bà Vũ Thu Hằng, Giám đốc Trung tâm thẻ Habubank nói về loại thẻ mới này.
Ngoài ra, khách hàng sử dụng thẻ của Habubank có thể được rút tiền với hạn mức cao và thanh toán tại nhiều điểm chấp nhận thẻ của Habubank trên toàn quốc.
Trong thời gian từ 1/6/2011 đến hết ngày 15/6/2011, Habubank giảm 50% phí phát hành cho khách hàng làm thẻ The Moment.
Nhãn:
habubank,
no xau,
thẻ The Moment
Google Account Video Purchases
Việt Nam
Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012
Mục tiêu hoạt động của Habubank
Habubank tin tưởng rằng, để tạo dựng niềm tin, mỗi tổ chức hay cá nhân đều phải liên tục sáng tạo và tích luỹ giá trị. Tư tưởng này được thống nhất trong toàn hệ thống Habubank. Từ Hội đồng Quản trị, Ban Điều hành, chuyên viên tín dụng, giao dịch viên cho đến nhân viên tạp vụ, tất cả đều có trách nhiệm tạo ra giá trị từ chính công việc đang đảm nhiệm, dù đó là giá trị cốt lõi hay gia tăng, là giá trị kinh tế hay phi kinh tế, hữu hình hay vô hình. Thông qua giá trị tạo ra, mỗi cá nhân sẽ khẳng định được hiệu quả công tác và năng lực của chính bản thân mình.
Tạo dựng niềm tin là một quá trình nỗ lực bền bỉ. Habubank có trách nhiệm tạo ra sự tin tưởng của cổ đông, khách hàng, cán bộ nhân viên và của toàn xã hội.
Để tạo dựng niềm tin, Habubank hoạt động theo năm mục tiêu chiến lược rõ ràng:
1. Tối đa hoá giá trị đầu tư của các cổ đông; giữ vững tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và tình hình tài chính lành mạnh;
2. Không ngừng nâng cao động lực làm việc và năng lực cán bộ; Habubank phải luôn dẫn đầu ngành ngân hàng trong việc sáng tạo, phát triển chính sách đãi ngộ và cơ hội thăng tiến nghề nghiệp cho cán bộ của mình;
3. Duy trì sự hài lòng, trung thành và gắn bó của khách hàng với Habubank; xây dựng Habubank thành một trong hai ngân hàng Việt Nam có chất lượng dịch vụ tốt nhất do các doanh nghiệp cầu tiến, hộ gia đình và cá nhân lựa chọn;
4. Phát triển Habubank thành một trong ba ngân hàng được tín nhiệm nhất Việt Nam về: quản lý tốt nhất, môi trường làm việc tốt nhất, văn hoá doanh nghiệp chú trọng khách hàng, thúc đẩy hợp tác và sáng tạo nhất, linh hoạt nhất khi môi trường kinh doanh thay đổi;
5. Góp phần tích cực làm vững chắc thị trường tài chính trong nước.
Nhằm tối đa hoá giá trị của cổ đông, Habubank không chỉ tập trung vào việc tạo doanh thu từ nhiều nguồn và kiểm soát chặt chẽ chi phí mà còn chú trọng đến việc tạo dựng uy tín bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, mở rộng quan hệ liên kết với các đối tác cũng như tuân thủ các quy định pháp luật, liên tục nâng cao chất lượng tài sản và hiệu quả của hệ thống quản lý rủi ro.
Để tạo ra niềm tin và giá trị cho khách hàng, Habubank đặt mục tiêu cung ứng một cách toàn diện các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng chất lượng cao, sáng tạo và hữu ích nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu và mong muốn của từng đối tượng khách hàng mục tiêu theo những phân khúc mà Habubank hướng tới tại từng thời điểm qua các kênh cung ứng ngày càng hoàn thiện.
Hội đồng Quản trị và Ban Điều hành luôn coi trọng đội ngũ cán bộ nhân viên và coi họ là tài sản quý giá nhất mà Habubank luôn quan tâm hàng đầu, thể hiện qua việc đầu tư thích đáng vào công tác đào tạo, quản lý chặt chẽ, đối xử công bằng, dân chủ và chính sách đãi ngộ phù hợp. Thêm vào đó, cán bộ nhân viên Habubank luôn được khuyến khích đóng góp đánh giá, phê bình mang tính xây dựng nhằm hoàn thiện một bộ máy lãnh đạo mạnh mẽ, liêm chính, đề cao tinh thần làm việc tập thể. Đây được coi như một quá trình trao đổi giá trị, theo đó, Habubank yêu cầu đội ngũ quản lý và nhân viên đưa ra những đánh giá hoạt động và hỗ trợ lẫn nhau nhằm hoàn thiện bản thân cũng như ngân hàng mà họ là thành viên. Đạo đức nghề nghiệp quyết định trực tiếp đến sự phát triển, uy tín và hình ảnh của một doanh nghiệp. Chính vì thế, Habubank luôn đề cao giá trị đạo đức nghề nghiệp. Mỗi cán bộ nhân viên Habubank, từ cán bộ cao cấp đến nhân viên nghiệp vụ, đều cam kết tuân thủ đạo đức nghề nghiệp theo những chuẩn mực quốc tế cao nhất.
Đối với xã hội, nhìn từ góc độ vĩ mô, Habubank xác định rõ một giá trị quan trọng cần đạt được là đóng góp vào quá trình phát triển của hệ thống tài chính và tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Habubank không những tập trung phát triển khu vực kinh tế tư nhân và tiêu dùng - động lực chính cho tăng trưởng kinh tế nội địa, mà còn chủ động tham gia củng cố ngành ngân hàng trong nước thông qua các liên minh tài chính, hợp tác song phương và đa phương nhằm đẩy mạnh lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam, đồng thời tích cực ủng hộ và tham gia xây dựng thị trường chứng khoán Việt Nam.
>> Quản lý rủi ro đã được Habubank hoàn thiện
>> Điểm mạnh và yếu của Habubank và SHB
Tạo dựng niềm tin là một quá trình nỗ lực bền bỉ. Habubank có trách nhiệm tạo ra sự tin tưởng của cổ đông, khách hàng, cán bộ nhân viên và của toàn xã hội.
Để tạo dựng niềm tin, Habubank hoạt động theo năm mục tiêu chiến lược rõ ràng:
1. Tối đa hoá giá trị đầu tư của các cổ đông; giữ vững tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và tình hình tài chính lành mạnh;
2. Không ngừng nâng cao động lực làm việc và năng lực cán bộ; Habubank phải luôn dẫn đầu ngành ngân hàng trong việc sáng tạo, phát triển chính sách đãi ngộ và cơ hội thăng tiến nghề nghiệp cho cán bộ của mình;
3. Duy trì sự hài lòng, trung thành và gắn bó của khách hàng với Habubank; xây dựng Habubank thành một trong hai ngân hàng Việt Nam có chất lượng dịch vụ tốt nhất do các doanh nghiệp cầu tiến, hộ gia đình và cá nhân lựa chọn;
4. Phát triển Habubank thành một trong ba ngân hàng được tín nhiệm nhất Việt Nam về: quản lý tốt nhất, môi trường làm việc tốt nhất, văn hoá doanh nghiệp chú trọng khách hàng, thúc đẩy hợp tác và sáng tạo nhất, linh hoạt nhất khi môi trường kinh doanh thay đổi;
5. Góp phần tích cực làm vững chắc thị trường tài chính trong nước.
Nhằm tối đa hoá giá trị của cổ đông, Habubank không chỉ tập trung vào việc tạo doanh thu từ nhiều nguồn và kiểm soát chặt chẽ chi phí mà còn chú trọng đến việc tạo dựng uy tín bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, mở rộng quan hệ liên kết với các đối tác cũng như tuân thủ các quy định pháp luật, liên tục nâng cao chất lượng tài sản và hiệu quả của hệ thống quản lý rủi ro.
Hội đồng Quản trị và Ban Điều hành luôn coi trọng đội ngũ cán bộ nhân viên và coi họ là tài sản quý giá nhất mà Habubank luôn quan tâm hàng đầu, thể hiện qua việc đầu tư thích đáng vào công tác đào tạo, quản lý chặt chẽ, đối xử công bằng, dân chủ và chính sách đãi ngộ phù hợp. Thêm vào đó, cán bộ nhân viên Habubank luôn được khuyến khích đóng góp đánh giá, phê bình mang tính xây dựng nhằm hoàn thiện một bộ máy lãnh đạo mạnh mẽ, liêm chính, đề cao tinh thần làm việc tập thể. Đây được coi như một quá trình trao đổi giá trị, theo đó, Habubank yêu cầu đội ngũ quản lý và nhân viên đưa ra những đánh giá hoạt động và hỗ trợ lẫn nhau nhằm hoàn thiện bản thân cũng như ngân hàng mà họ là thành viên. Đạo đức nghề nghiệp quyết định trực tiếp đến sự phát triển, uy tín và hình ảnh của một doanh nghiệp. Chính vì thế, Habubank luôn đề cao giá trị đạo đức nghề nghiệp. Mỗi cán bộ nhân viên Habubank, từ cán bộ cao cấp đến nhân viên nghiệp vụ, đều cam kết tuân thủ đạo đức nghề nghiệp theo những chuẩn mực quốc tế cao nhất.
Đối với xã hội, nhìn từ góc độ vĩ mô, Habubank xác định rõ một giá trị quan trọng cần đạt được là đóng góp vào quá trình phát triển của hệ thống tài chính và tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Habubank không những tập trung phát triển khu vực kinh tế tư nhân và tiêu dùng - động lực chính cho tăng trưởng kinh tế nội địa, mà còn chủ động tham gia củng cố ngành ngân hàng trong nước thông qua các liên minh tài chính, hợp tác song phương và đa phương nhằm đẩy mạnh lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam, đồng thời tích cực ủng hộ và tham gia xây dựng thị trường chứng khoán Việt Nam.
>> Quản lý rủi ro đã được Habubank hoàn thiện
>> Điểm mạnh và yếu của Habubank và SHB
Google Account Video Purchases
Việt Nam
Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012
Định hướng phát triển của Habubank
Trên cơ sở định hướng chủ chương phát triển ngành của Nhà nước, dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam hiện nay được đánh giá có tốc độ và quy mô phát triển tốt, thúc đẩy chu chuyển vốn trong xã hội và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Tuy kinh tế toàn cầu đang khủng hoảng nhưng theo đánh giá chung, ngành ngân hàng Việt Nam bị ảnh hưởng không nhiều. Thay vào đó, nguy cơ các ngân hàng trong nước bị cạnh tranh ngay trên sân nhà rất lớn bởi đây sẽ là lĩnh vực được mở cửa dần theo cam kết gia nhập WTO. Tính đến nay, đã có 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài được cấp phép thành lập tại Việt Nam. Theo thống kê của Ngân Hàng Nhà Nước, hiện Việt Nam có khoảng 15 triệu tài khoản/thẻ giao dịch. Đây là con số rất nhỏ so với một thị trường 85 triệu dân. Chính vì thế, các ngân hàng nước ngoài như ANZ, HSBC, Standard Chartered… đang tập trung rất mạnh vào việc phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại thị trường Việt Nam. Xét về khả năng cạnh tranh của các Ngân hàng trong nước, có thể thấy rằng, số lượng các Ngân hàng đã và đang gia tăng mạnh, tuy nhiên số các ngân hàng có tiềm lực thực sự thì chưa phải là nhiều, khả năng cạnh tranh còn yếu.
Trong điều kiện đó, các NHTM Việt Nam nói chung và HABUBANK nói riêng cũng đang tìm cho mình những hướng đi phù hợp, trụ vững và khẳng định vị trí trên thị trường tài chính Việt Nam. Với HABUBANK, đó là sự khẳng định về chất lượng dịch vụ, là chiến lược tập trung vào khách hàng, tất cả là để phục vụ lợi ích cao nhất của khách hàng trên cơ sở dung hoà với lợi ích của Ngân hàng, với phương châm “Giá trị tích luỹ niềm tin”.
Tuy kinh tế toàn cầu đang khủng hoảng nhưng theo đánh giá chung, ngành ngân hàng Việt Nam bị ảnh hưởng không nhiều. Thay vào đó, nguy cơ các ngân hàng trong nước bị cạnh tranh ngay trên sân nhà rất lớn bởi đây sẽ là lĩnh vực được mở cửa dần theo cam kết gia nhập WTO. Tính đến nay, đã có 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài được cấp phép thành lập tại Việt Nam. Theo thống kê của Ngân Hàng Nhà Nước, hiện Việt Nam có khoảng 15 triệu tài khoản/thẻ giao dịch. Đây là con số rất nhỏ so với một thị trường 85 triệu dân. Chính vì thế, các ngân hàng nước ngoài như ANZ, HSBC, Standard Chartered… đang tập trung rất mạnh vào việc phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại thị trường Việt Nam. Xét về khả năng cạnh tranh của các Ngân hàng trong nước, có thể thấy rằng, số lượng các Ngân hàng đã và đang gia tăng mạnh, tuy nhiên số các ngân hàng có tiềm lực thực sự thì chưa phải là nhiều, khả năng cạnh tranh còn yếu.
Trong điều kiện đó, các NHTM Việt Nam nói chung và HABUBANK nói riêng cũng đang tìm cho mình những hướng đi phù hợp, trụ vững và khẳng định vị trí trên thị trường tài chính Việt Nam. Với HABUBANK, đó là sự khẳng định về chất lượng dịch vụ, là chiến lược tập trung vào khách hàng, tất cả là để phục vụ lợi ích cao nhất của khách hàng trên cơ sở dung hoà với lợi ích của Ngân hàng, với phương châm “Giá trị tích luỹ niềm tin”.
Google Account Video Purchases
Việt Nam
Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012
Vai trò của công nghệ thông tin với ngân hàng
Những năm gần đây, công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc làm thay đổi diện mạo ngành ngân hàng Việt Nam. Các ngân hàng, trong đó có Habubank đã sớm nhận thức được ý nghĩa tuy cũng gặp phải một số khó khăn với thông tin Habubank nợ xấu nhưng đã được cũng cố trong thời gian sớm nhất, vai trò của công nghệ nên đã đầu tư đúng mức để hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Khách hàng ngày càng được hưởng những sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng có hàm lượng công nghệ cao hơn, linh hoạt và hiệu quả.
Habubank tự hào là một định chế tài chính đã và đang góp phần làm vững mạnh hơn ngành ngân hàng Việt Nam, hợp tác hiệu quả với cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân. Chúng tôi xây dựng chiến lược habubank phát triển toàn diện, đa năng, có năng lực tài chính vững mạnh, mạng lưới rộng, nhân lực và công nghệ đủ mạnh, trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu trong nước và đạt chuẩn ngân hàng trung bình trong khu vực. Đồng thời, phát triển đồng bộ toàn hệ thống Habubank, được quản trị bởi chuẩn mực ngân hàng hiện đại của quốc tế, đủ năng lực cạnh tranh, phát triển an toàn và có hiệu quả.
Ngoài ra, một trong những yếu tố làm thay đổi diện mạo ngành ngân hàng Việt Nam, theo tôi, là sự hợp tác của các ngân hàng Việt Nam với những ngân hàng, tổ chức tài chính nước ngoài. Sự hợp tác này đã giúp cho các ngân hàng Việt Nam gia tăng thêm các nền tảng cơ bản trong quá trình hoạt động và phát triển như công nghệ, năng lực quản trị và điều hành, phát triển sản phẩm…
Habubank tự hào là một định chế tài chính đã và đang góp phần làm vững mạnh hơn ngành ngân hàng Việt Nam, hợp tác hiệu quả với cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân. Chúng tôi xây dựng chiến lược habubank phát triển toàn diện, đa năng, có năng lực tài chính vững mạnh, mạng lưới rộng, nhân lực và công nghệ đủ mạnh, trở thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu trong nước và đạt chuẩn ngân hàng trung bình trong khu vực. Đồng thời, phát triển đồng bộ toàn hệ thống Habubank, được quản trị bởi chuẩn mực ngân hàng hiện đại của quốc tế, đủ năng lực cạnh tranh, phát triển an toàn và có hiệu quả.
Ngoài ra, một trong những yếu tố làm thay đổi diện mạo ngành ngân hàng Việt Nam, theo tôi, là sự hợp tác của các ngân hàng Việt Nam với những ngân hàng, tổ chức tài chính nước ngoài. Sự hợp tác này đã giúp cho các ngân hàng Việt Nam gia tăng thêm các nền tảng cơ bản trong quá trình hoạt động và phát triển như công nghệ, năng lực quản trị và điều hành, phát triển sản phẩm…
Google Account Video Purchases
Việt Nam
Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012
Nợ xấu ở nhiều ngân hàng tăng cao
Khó khăn của các doanh nghiệp đang kéo theo nợ xấu ở nhiều ngân hàng (NH) tăng cao, đây là những vấn đề được các cơ quan chức năng trao đổi thẳng thắn tại buổi làm việc với Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM ngày 14.5.
Ông Nguyễn Hoàng Minh - Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM - cho hay trong 4 tháng đầu năm 2012, tốc độ tín dụng của các NH trên địa bàn thành phố giảm 0,64% và khả năng tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2012 của các NH trên địa bàn chỉ khoảng 10%.
Tình hình thanh khoản của hệ thống NH hiện nay đã tốt hơn nhưng NH đang đối mặt với vấn đề nợ xấu tăng, hiện khoảng 5,3%, chủ yếu tập trung vào các công ty cho thuê tài chính (có nơi nợ xấu lên 70 - 100% tổng dư nợ), NH liên doanh (có nơi chiếm 30% tổng dư nợ). Khó khăn từ các doanh nghiệp khiến NH cũng khó khăn hơn. Vì vậy, NHNN đã và đang thực hiện nhiều giải pháp để gỡ cho cả doanh nghiệp và NH.
Không lạc quan lắm với các giải pháp này, ông Nguyễn Trọng Hạnh, Phó cục trưởng Cục Thuế TP.HCM băn khoăn: "Hiện tôi quản lý khoảng 9 - 10 NH trên địa bàn, mỗi NH có vài công ty con và việc thực hiện chuyển lời lỗ qua các công ty này khó có thể phát hiện qua các nghiệp vụ kế toán. Nhưng chúng ta có thể theo dõi được nguồn tiền mà các NH này nhận được từ thị trường liên NH sẽ đi vào sản xuất hay số tiền này phục vụ cho lợi ích nào.
Các NH hạch toán được vào sổ sách các khoản khi trả lãi suất huy động cho khách hàng ở mức cao hơn trần huy động và NH cũng cho vay ở mức cao hơn so với mức đã ký trên hợp đồng. Khi NH huy động mức lãi suất 17%/năm thì làm sao cho doanh nghiệp vay ở mức 15%/năm”.
Tình hình thanh khoản của hệ thống NH hiện nay đã tốt hơn nhưng NH đang đối mặt với vấn đề nợ xấu tăng, hiện khoảng 5,3%, chủ yếu tập trung vào các công ty cho thuê tài chính (có nơi nợ xấu lên 70 - 100% tổng dư nợ), NH liên doanh (có nơi chiếm 30% tổng dư nợ). Khó khăn từ các doanh nghiệp khiến NH cũng khó khăn hơn. Vì vậy, NHNN đã và đang thực hiện nhiều giải pháp để gỡ cho cả doanh nghiệp và NH.
Không lạc quan lắm với các giải pháp này, ông Nguyễn Trọng Hạnh, Phó cục trưởng Cục Thuế TP.HCM băn khoăn: "Hiện tôi quản lý khoảng 9 - 10 NH trên địa bàn, mỗi NH có vài công ty con và việc thực hiện chuyển lời lỗ qua các công ty này khó có thể phát hiện qua các nghiệp vụ kế toán. Nhưng chúng ta có thể theo dõi được nguồn tiền mà các NH này nhận được từ thị trường liên NH sẽ đi vào sản xuất hay số tiền này phục vụ cho lợi ích nào.
Các NH hạch toán được vào sổ sách các khoản khi trả lãi suất huy động cho khách hàng ở mức cao hơn trần huy động và NH cũng cho vay ở mức cao hơn so với mức đã ký trên hợp đồng. Khi NH huy động mức lãi suất 17%/năm thì làm sao cho doanh nghiệp vay ở mức 15%/năm”.
Google Account Video Purchases
Việt Nam
Khi Habubank và SHB sáp nhập thành công
Thương vụ “góp gạo thổi cơm chung” của Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội (SHB) và Ngân hàng TMCP nhà Hà Nội (Habubank-HBB) mà báo chí gần đây hay đưa tin về Habubank nợ xấu có thể xem là một trong những điểm nhấn của thị trường ngân hàng từ đầu năm đến nay...
Công thương - Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị LienVietPostBank - ông Nguyễn Đức Hưởng - nhận xét: “Việc sáp nhập của các ngân hàng là cần thiết trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay. Mục đích chính của các ngân hàng khi sáp nhập một mặt là Habubank không còn nợ xấu, mặt khác là để tăng thêm vốn, mở rộng mạng lưới và nâng cao năng lực quản lý”. Điều này hẳn đúng nếu phân tích kỹ bài toán sáp nhập mà SHB tính đến khi quyết định sống chung với một ngân hàng đang kinh doanh nợ xấu là Habubank.
Chủ tịch SHB- ông Đỗ Quang Hiển cho rằng, việc sáp nhập với Habubank “được nhiều hơn mất”. Tính toán chi li được vị chủ tịch này đưa ra là: Thương vụ này thành công sẽ hình thành một định chế tài chính có vốn điều lệ gần 9.000 tỷ đồng và quy mô tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng (tính đến ngày 29/2/2012); có hệ thống mạng lưới kinh doanh rộng khắp trên cả nước với 242 chi nhánh, phòng giao dịch, gần 4.600 cán bộ, nhân viên đã được đào tạo và có kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng. Sau sáp nhập, SHB trở thành 1 trong 10 ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam về quy mô vốn và tổng tài sản. “Nếu không có thương vụ sáp nhập HBB, để đạt được quy mô lớn và các lợi thế trên thì SHB cần ít nhất thời gian 5 năm với các chi phí rất lớn. Chúng ta chỉ cần 3 tháng cho việc sáp nhập mà cái lớn hơn là quy mô, tầm cỡ ngân hàng… thì được rất nhiều” – ông Hiển nói. Hơn một tháng sau khi bác bỏ thông tin SHB và Habubank sáp nhập, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng đã phát đi thông cáo tán thành chuyện hợp nhất giữa hai nhà băng này...
Xem thêm
>> SHB giải quyết xong việc Habubank nợ xấu
>> Habubank lọt vào danh sách ASEAN
Công thương - Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị LienVietPostBank - ông Nguyễn Đức Hưởng - nhận xét: “Việc sáp nhập của các ngân hàng là cần thiết trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay. Mục đích chính của các ngân hàng khi sáp nhập một mặt là Habubank không còn nợ xấu, mặt khác là để tăng thêm vốn, mở rộng mạng lưới và nâng cao năng lực quản lý”. Điều này hẳn đúng nếu phân tích kỹ bài toán sáp nhập mà SHB tính đến khi quyết định sống chung với một ngân hàng đang kinh doanh nợ xấu là Habubank.
Chủ tịch SHB- ông Đỗ Quang Hiển cho rằng, việc sáp nhập với Habubank “được nhiều hơn mất”. Tính toán chi li được vị chủ tịch này đưa ra là: Thương vụ này thành công sẽ hình thành một định chế tài chính có vốn điều lệ gần 9.000 tỷ đồng và quy mô tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng (tính đến ngày 29/2/2012); có hệ thống mạng lưới kinh doanh rộng khắp trên cả nước với 242 chi nhánh, phòng giao dịch, gần 4.600 cán bộ, nhân viên đã được đào tạo và có kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng. Sau sáp nhập, SHB trở thành 1 trong 10 ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam về quy mô vốn và tổng tài sản. “Nếu không có thương vụ sáp nhập HBB, để đạt được quy mô lớn và các lợi thế trên thì SHB cần ít nhất thời gian 5 năm với các chi phí rất lớn. Chúng ta chỉ cần 3 tháng cho việc sáp nhập mà cái lớn hơn là quy mô, tầm cỡ ngân hàng… thì được rất nhiều” – ông Hiển nói. Hơn một tháng sau khi bác bỏ thông tin SHB và Habubank sáp nhập, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng đã phát đi thông cáo tán thành chuyện hợp nhất giữa hai nhà băng này...
Xem thêm
>> SHB giải quyết xong việc Habubank nợ xấu
>> Habubank lọt vào danh sách ASEAN
Google Account Video Purchases
Việt Nam
Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012
Nợ xấu biến mất Habubank từng bước phát triển
Ngân hàng TMCP Habubank đã chính thức gửi cổ đông Đề án sáp nhập với ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB).
Nếu tiến hành sáp nhập thành công, theo Habubank, kế hoạch này sẽ tạo ra một định chế tài chính có khả năng tồn tại và phát triển. Định chế này có vốn điều lệ khoảng gần 9.000 tỷ đồng và quy mô tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng, hoạt động khắp các tỉnh thành lớn trong cả nước; có số lượng khoảng 500.000 khách hàng; khoảng 5.000 nhân viên; có các công ty con, có khả năng cung cấp các hoạt động hỗ trợ, gia tăng lợi ích cho khách hàng và tăng thu nhập ngoài lãi cho ngân hàng; có địa bàn hoạt động trong khu vực Đông Dương với các chi nhánh tại Lào và Campuchia; có sự hậu thuẫn mạnh mẽ và có các khách hàng hoạt động trong những lĩnh vực cốt lõi cho sự phát triển của nền kinh tế như: than, khoáng sản, cây công nghiệp (cao su), phát triển hạ tầng và một lực lượng đông đảo các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong các ngành kinh tế khác nhau; có khả năng cung cấp các dịch vụ hiệu quả và an toàn cho một khối lượng lớn các khách hàng cá nhân...
Google Account Video Purchases
Việt Nam
Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012
Sự ra đời của đáo hạn, đáo nợ ngân hàng
Habubank - Ngày nay chỉ với một cái nhấn chuột , những dòng chữ '' Vay vốn ngân hàng, đáo hạn, đảo nợ, chuyên gỡ hồ sơ nợ xấu...'' hiện ra ngay trước mắt .
Điều đó có nghĩa rằng, khách hàng vay vốn phát sinh nợ xấu, mất khả năng thanh toán gốc, lãi sẽ được các “chuyên gia tài chính” tư vấn và thực hiện một “quy trình tín dụng cần thiết” để hoán đổi nợ xấu thành nợ trong hạn. Khoản nợ này sẽ được “hô biến” ngay lập tức và trở thành nợ tốt (nợ nhóm 1) trên bảng cân đối tài khoản của ngân hàng. Để thực hiện được điều đó, “thân chủ” phải trả một khoản chi phí cho các “chuyên gia tài chính”.
và đáo hạn, đảo nợ ngân hàng ra đời
Đáo hạn ngân hàng còn gọi là đảo nợ được nêu trong Luật các Tổ chức tín dụng và là một trong những điều khoản chỉ được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Hành vi đáo hạn ngân hàng được coi như là một động tác nhằm che dấu nợ xấu của các ngân hàng thương mại (NHTM) trong hoạt động tín dụng. Một khoản cho vay được xem là có hiệu quả, ít nhất về mặt kinh doanh của ngân hàng, khi khoản vay đó quay trở lại ngân hàng với đầy đủ cả gốc lẫn lãi đúng hạn (kể cả việc gia hạn trong các trường hợp khách quan).
Tuy nhên, trong quá trình vay vốn ngân hàng , khách hàng (chủ yếu là khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh cá thể) thường phải gặp tình trạng nợ xấu do kinh doanh thua lỗ và mất khả năng thanh toán. Trong những trường hợp như vậy, khách hàng vay vốn không những bị phạt lãi mà còn có thể bị ngân hàng khởi kiện ra toà (trong vòng 6 tháng) nếu tiếp tục không thanh toán nợ vay ngân hàng theo những điều khoản đã ký kết trên hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp tài sản. Niêm phong và phát mãi tài sản để thu hồi nợ là công đoạn không thể nào tránh khỏi khi khách hàng lâm vào bước đường cùng.
Đó là một bi kịch phải chấp nhận trong nền kinh tế thị trường ! Tuy nhiên, trừ một số ngân hàng cố tình tìm mọi cách cho vay mới để trả nợ cũ nhằm che dấu một khoản nợ xấu, chẳng một ngân hàng nào lại đủ “can đảm” đi làm một việc mà Pháp luật không cho phép.
Chính vì thế, trên thị trường xuất hiện các công ty dịch vụ trung gian chuyên đi giải quyết các “sự cố” nêu trên. Nhận hướng dẫn lập phương án vay vốn, đáo nợ ngân hàng, giải chấp ngân hàng, gỡ hồ sơ nợ xấu, thiếu lãi,..là các hoạt động cơ bản của các công ty dịch vụ này. Trong đó, đảo nợ đang là một hoạt động mà nhu cầu của nó là rất thiết thực, khách hàng chủ yếu là những nợ xấu tại các ngân hàng thương mại.
Điều đó có nghĩa rằng, khách hàng vay vốn phát sinh nợ xấu, mất khả năng thanh toán gốc, lãi sẽ được các “chuyên gia tài chính” tư vấn và thực hiện một “quy trình tín dụng cần thiết” để hoán đổi nợ xấu thành nợ trong hạn. Khoản nợ này sẽ được “hô biến” ngay lập tức và trở thành nợ tốt (nợ nhóm 1) trên bảng cân đối tài khoản của ngân hàng. Để thực hiện được điều đó, “thân chủ” phải trả một khoản chi phí cho các “chuyên gia tài chính”.
và đáo hạn, đảo nợ ngân hàng ra đời
Đáo hạn ngân hàng còn gọi là đảo nợ được nêu trong Luật các Tổ chức tín dụng và là một trong những điều khoản chỉ được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Hành vi đáo hạn ngân hàng được coi như là một động tác nhằm che dấu nợ xấu của các ngân hàng thương mại (NHTM) trong hoạt động tín dụng. Một khoản cho vay được xem là có hiệu quả, ít nhất về mặt kinh doanh của ngân hàng, khi khoản vay đó quay trở lại ngân hàng với đầy đủ cả gốc lẫn lãi đúng hạn (kể cả việc gia hạn trong các trường hợp khách quan).
Tuy nhên, trong quá trình vay vốn ngân hàng , khách hàng (chủ yếu là khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh cá thể) thường phải gặp tình trạng nợ xấu do kinh doanh thua lỗ và mất khả năng thanh toán. Trong những trường hợp như vậy, khách hàng vay vốn không những bị phạt lãi mà còn có thể bị ngân hàng khởi kiện ra toà (trong vòng 6 tháng) nếu tiếp tục không thanh toán nợ vay ngân hàng theo những điều khoản đã ký kết trên hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp tài sản. Niêm phong và phát mãi tài sản để thu hồi nợ là công đoạn không thể nào tránh khỏi khi khách hàng lâm vào bước đường cùng.
Đó là một bi kịch phải chấp nhận trong nền kinh tế thị trường ! Tuy nhiên, trừ một số ngân hàng cố tình tìm mọi cách cho vay mới để trả nợ cũ nhằm che dấu một khoản nợ xấu, chẳng một ngân hàng nào lại đủ “can đảm” đi làm một việc mà Pháp luật không cho phép.
Chính vì thế, trên thị trường xuất hiện các công ty dịch vụ trung gian chuyên đi giải quyết các “sự cố” nêu trên. Nhận hướng dẫn lập phương án vay vốn, đáo nợ ngân hàng, giải chấp ngân hàng, gỡ hồ sơ nợ xấu, thiếu lãi,..là các hoạt động cơ bản của các công ty dịch vụ này. Trong đó, đảo nợ đang là một hoạt động mà nhu cầu của nó là rất thiết thực, khách hàng chủ yếu là những nợ xấu tại các ngân hàng thương mại.
Google Account Video Purchases
Việt Nam
Hiểu hơn về giải chấp ngân hàng
Habubank - Từ những khái niệm và những quy định trong ngành ngân hàng, giải chấp ngân hàng có thể được hiểu như sau :
Là việc giải trừ thế chấp đối với tài sản đang ở ngân hàng (bank). Một tài sản được giải chấp khi nó đã chấm dứt nghĩa vụ đảm bảo cho khoản nợ . (Đã thanh lý hợp đồng vay). Vì vậy việc giải chấp ngân hàng là điều bắt buộc đối với người vay khi đến hạn trả nợ gốc tại ngân hàng. Khoản vay được thẩm định và đánh giá đúng phải được giải chấp ( thanh lý đúng hạn ). Việc thanh lý không đúng thời hạn sẽ bị chuyển thành nợ quá hạn và ảnh hưởng đến uy tín về tín dụng của người vay đồng thời ảnh hưởng đến uy tín về năng lực cho vay của cán bộ tín dụng.
Hầu hết các khoản vay có tài sản bảo đảm đều không đúng khả năng tài chính trong phương án vay vốn ngân hàng, nhất là các khoản vay ngắn hạn. Không đúng khả năng tài chính trong phương án vay thì khó trả nợ gốc đúng hạn, giải chấp, thanh lý đúng hạn.
Hậu quả của việc không thanh lý đúng hạn:
Người vay:
Ghi nhận thông tin CIC ( Credit Information Center - Trung tâm thông tin tín dụng ) về khoản nợ quá hạn của mình, Kiểu lý lịch tín dụng "bị xấu" ảnh hưởng các khoản vay sau này...
Bị phạt quá hạn và liên tục được ngân hàng gọi điện, gửi thông báo, đến nhà...
Ngân hàng cho vay:
Hồ sơ vay sẽ được mổ xẻ cho ra lỗi tại đâu mà nên nỗi, làm báo cáo, giải trình, đánh giá lại...
Ngân hàng nhà nước buộc trích dự phòng cho khoản vay, làm giảm thu nhập của đơn vị cho vay. Và nếu tỷ lệ này quá cao sẽ được ngân hàng nhà nước kiểm soát đặc biệt
Từ những điều trên ta có khái niệm về "đáo hạn" " đảo nợ". Và từ những khái niệm này trong các quy định của ngân hàng nhà nước, ngân hàng thương mại cũng có đề cập đến , nhưng "tranh tối tranh sáng" không được giải thích cặn kẽ, thấu đáo.
Là việc giải trừ thế chấp đối với tài sản đang ở ngân hàng (bank). Một tài sản được giải chấp khi nó đã chấm dứt nghĩa vụ đảm bảo cho khoản nợ . (Đã thanh lý hợp đồng vay). Vì vậy việc giải chấp ngân hàng là điều bắt buộc đối với người vay khi đến hạn trả nợ gốc tại ngân hàng. Khoản vay được thẩm định và đánh giá đúng phải được giải chấp ( thanh lý đúng hạn ). Việc thanh lý không đúng thời hạn sẽ bị chuyển thành nợ quá hạn và ảnh hưởng đến uy tín về tín dụng của người vay đồng thời ảnh hưởng đến uy tín về năng lực cho vay của cán bộ tín dụng.
Hầu hết các khoản vay có tài sản bảo đảm đều không đúng khả năng tài chính trong phương án vay vốn ngân hàng, nhất là các khoản vay ngắn hạn. Không đúng khả năng tài chính trong phương án vay thì khó trả nợ gốc đúng hạn, giải chấp, thanh lý đúng hạn.
Người vay:
Ghi nhận thông tin CIC ( Credit Information Center - Trung tâm thông tin tín dụng ) về khoản nợ quá hạn của mình, Kiểu lý lịch tín dụng "bị xấu" ảnh hưởng các khoản vay sau này...
Bị phạt quá hạn và liên tục được ngân hàng gọi điện, gửi thông báo, đến nhà...
Ngân hàng cho vay:
Hồ sơ vay sẽ được mổ xẻ cho ra lỗi tại đâu mà nên nỗi, làm báo cáo, giải trình, đánh giá lại...
Ngân hàng nhà nước buộc trích dự phòng cho khoản vay, làm giảm thu nhập của đơn vị cho vay. Và nếu tỷ lệ này quá cao sẽ được ngân hàng nhà nước kiểm soát đặc biệt
Từ những điều trên ta có khái niệm về "đáo hạn" " đảo nợ". Và từ những khái niệm này trong các quy định của ngân hàng nhà nước, ngân hàng thương mại cũng có đề cập đến , nhưng "tranh tối tranh sáng" không được giải thích cặn kẽ, thấu đáo.
Nhãn:
bank,
giải chấp ngân hàng
Google Account Video Purchases
Việt Nam
Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012
Habubank nói gì về khái niệm ngân hàng
Habubank - Ngân hàng có thể nói là một trong những từ được chúng ta nhắc đến nhiều nhất. Ở Việt Nam, nói về Ngân hàng, ta nghĩ ngay đến Vietcombank, BIDV, Sacombank, Techcombank,... Thực ra tên của những tổ chức này là ngân hàng thương mại. Trên thế giới hiện nay ngân hàng đã phát triển đến mức nếu chỉ nhắc đến từ ngân hàng, ta sẽ không thể biết một tổ chức thực sự làm gì. Vậy ngân hàng là gì?
Ngân hàng là gì?
Ngân hàng trước tiên là một tổ chức trung gian tài chính. Trung gian tài chính là gì? Trung gian tài chính là một tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân thực hiện các chức năng trung gian giữa hai hay nhiều bên trong một hoạt động tài chính nhất định. Cũng có thể hiểu theo một cách định nghĩa khác, trung gian tài chính là một tổ chức hỗ trợ các kênh luân chuyển vốn giữa người cho vay và người đi vay theo phương thức gián tiếp. Những tổ chức trung gian tài chính mà ta thường nghe nhắc đến bao gồm: Ngân hàng; Tổ chức công cộng/hiệp hội; Tổ chức tín dụng nghiệp đoàn; Đơn vị tư vấn/cố vấn tài chính và môi giới; Các hình thức công ty bảo hiểm; Quỹ tương hỗ; Quỹ hưu trí
Ngân hàng có thể định nghĩa đơn giản là tổ chức hoạt động kinh doanh cung cấp các dịch vụ ngân hàng để tìm kiếm lợi nhuận. Đến đây, bạn khó tính sẽ hỏi dịch vụ ngân hàng là gì? Trả lời cho câu hỏi này cần phải đi vào phân tích kĩ hơn một chút.
Bản thân ngân hàng đã có lịch sử vài chục thế kỷ phát triển, tính ngược cả về trước Công Nguyên, khi các thầy tu quyết chí đi làm kinh doanh đã mang tiền người ta gửi để cho kẻ khác vay (nói vui thế, các thầy làm uy tín lắm, không mất tiền đâu). Kể từ thời kỳ đó, ngân hàng đã phát triển qua nhiều hình thái, theo xu thế ngày càng mở rộng. Sự mở rộng thể hiện ở lượng dịch vụ, quy mô dịch vụ và ở sự lan rộng vượt ra ngoài mọi biên giới địa lý. Ngày nay, người ta nhắc nhiều đến những khái niệm là Ngân hàng bán lẻ, Ngân hàng Bán buôn, Ngân hàng đầu tư,...
Habubank nợ xấu
Ngân hàng là gì?
Ngân hàng trước tiên là một tổ chức trung gian tài chính. Trung gian tài chính là gì? Trung gian tài chính là một tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân thực hiện các chức năng trung gian giữa hai hay nhiều bên trong một hoạt động tài chính nhất định. Cũng có thể hiểu theo một cách định nghĩa khác, trung gian tài chính là một tổ chức hỗ trợ các kênh luân chuyển vốn giữa người cho vay và người đi vay theo phương thức gián tiếp. Những tổ chức trung gian tài chính mà ta thường nghe nhắc đến bao gồm: Ngân hàng; Tổ chức công cộng/hiệp hội; Tổ chức tín dụng nghiệp đoàn; Đơn vị tư vấn/cố vấn tài chính và môi giới; Các hình thức công ty bảo hiểm; Quỹ tương hỗ; Quỹ hưu trí
Ngân hàng có thể định nghĩa đơn giản là tổ chức hoạt động kinh doanh cung cấp các dịch vụ ngân hàng để tìm kiếm lợi nhuận. Đến đây, bạn khó tính sẽ hỏi dịch vụ ngân hàng là gì? Trả lời cho câu hỏi này cần phải đi vào phân tích kĩ hơn một chút.
Bản thân ngân hàng đã có lịch sử vài chục thế kỷ phát triển, tính ngược cả về trước Công Nguyên, khi các thầy tu quyết chí đi làm kinh doanh đã mang tiền người ta gửi để cho kẻ khác vay (nói vui thế, các thầy làm uy tín lắm, không mất tiền đâu). Kể từ thời kỳ đó, ngân hàng đã phát triển qua nhiều hình thái, theo xu thế ngày càng mở rộng. Sự mở rộng thể hiện ở lượng dịch vụ, quy mô dịch vụ và ở sự lan rộng vượt ra ngoài mọi biên giới địa lý. Ngày nay, người ta nhắc nhiều đến những khái niệm là Ngân hàng bán lẻ, Ngân hàng Bán buôn, Ngân hàng đầu tư,...
Ngân hàng bán lẻ là khái niệm chỉ những hệ thống ngân hàng lớn, nhiều chi nhánh mà đối tượng phục vụ thường là các khách hàng cá nhân, đơn vị riêng lẻ và tập trung và các dịch vụ là tiết kiệm, tạo tài khoản giao dịch, thanh toán, thế chấp, cho vay cá nhân, các loại thẻ tín dụng,... Ngược lại ngân hàng bán buôn lại là dạng ngân hàng chỉ cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp, làm vai trò trung gian cho các doanh nghiệp. Một ví dụ vui vui là thế này, ngân hàng bán lẻ là cửa hàng sửa xe máy, còn ngân hàng bán buôn là các cửa hàng bán buôn phụ tùng sửa xe máyThế nhưng những phân loại trên gần đang bị đe dọa bởi làn sóng sáp nhập và mua lại, bởi toàn cầu hóa, với sản phẩm là những tập đoàn tài chính - ngân hàng khổng lồ, hoạt động trên phạm vi toàn thế giới. Mười tổ hợp ngân hàng lớn nhất thế được mô tả trong phần thống kê ở dưới, so sánh theo vốn loại 1 (loại vốn tự có của ngân hàng: vốn cổ phần và lợi nhuận giữ lại) habubank no xau
Google Account Video Purchases
Việt Nam
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)