Theo bầu Hiển, cổ đông SHB sẽ không có cổ tức vì tất cả lãi của ngân hàng dùng để bù lỗ lũy kế cho Habubank.
>>
Giảm dần nợ xấu - diễn biến cổ phiếu HabubankBên lề ĐHCĐ Ngân hàng Sài gòn Hà Nội (SHB), ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SHB xung quanh việc sáp nhập ngân hàng Habubank (mã HBB) vào ngân hàng Sài gòn Hà Nội (mã SHB).
- Xin ông cho biết thời gian chuyển đổi từ cổ phiếu Habubank sang SHB sẽ diễn ra trong bao lâu?
- Quy trình đại hội xong, đại hội ủy quyền cho HĐQT hai bên hoàn thiện đề án và hợp đồng để trình NHNN. Sau khi NHNN phê chuẩn sẽ hoán đổi cổ phiếu. Tôi đã làm việc với UBCK cố gắng kể cả hoán đổi và niêm yết trong tháng 6 sẽ hoàn tất. Vì cổ phiếu Habubank phải hủy niêm yết nên do quyền lợi cổ đông là rất quan trọng, việc này cần phải làm khẩn trương. UBCK và Sở giao dịch chứng khoán cam kết sẽ làm tối đa, đảm bảo thời gian nhanh nhất cho cổ đông. SHB là ngân hàng cổ phần, tất cả mục đích là vì quyền lợi của cổ đông.
- ĐHCĐ SHB đã thông qua việc sáp nhập Habubank và SHB với tỷ lệ 99,4%. Như vậy cổ phiếu SHB vẫn giữ nguyên, có mỗi Habubank là bị hủy niêm yết?
- Duy nhất cổ phiếu Habubank bị hủy niêm yết và chuyển đổi sang cổ phiếu SHB. Giá tham chiếu trong ngày chuyển đổi hầu như không thay đổi.
- Vốn điều lệ của hai ngân hàng sau hợp nhất là hơn 8.800 tỷ, nhưng theo bản đánh giá đặc biệt thì tại ngày 29/2, vốn chủ sở hữu của Habubank chỉ còn lại 195 tỷ, điều này được giải thích thế nào thưa ông?
- Ở đây chúng ta phải phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu. Vốn điều lệ của hai ngân hàng sẽ cộng ngang là 8.800 tỷ. Về luật, doanh nghiệp lỗ không được trừ vào vốn điều lệ, thì vốn chủ sở hữu của SHB là 4.800 cộng với vốn chủ của Habubank là 195 tỷ, như vậy vốn chủ sở hữu của ngân hàng sau sáp nhập sẽ là khoảng 5.000 tỷ đồng. Sau khi sáp nhập SHB sẽ xử lý việc giảm lỗ, san lấp vốn chủ sở hữu để bằng và vượt vốn điều lệ. Chính vì vậy cổ đông trong năm 2012 sẽ không có cổ tức vì tất cả lãi của ngân hàng sẽ dùng để bù lỗ lũy kế.
- Ông có thể cho biết thời gian tới có tổ chức ĐHCĐ ngân hàng mới không?
- Sáp nhập khác với hợp nhất, hợp nhất là tạo thành một pháp nhân mới, nên cần phải tổ chức ĐHCĐ hợp nhất. Còn ở đây sáp nhập nghĩa là anh thôn tính họ, HBB nhập vào SHB còn mọi thứ của SHB vẫn là SHB. Khi nhập vào HĐQT hai bên thấy cần thiết có những nội dung muốn xin ý kiến cổ đông của cả hai bên thì sẽ xin tổ chức ĐHCĐ bất thường, chứ không cần tổ chức đại hội cổ đông của ngân hàng hợp nhất.
- Cuối cùng, SHB “được gì” khi nhận sáp nhập Habubank thưa ông?
- Việc sáp nhập này là việc tự nguyện, đối với HĐQT, Ban điều hành, Ban kiểm soát của SHB xác định SHB là ngân hàng cổ phần thì lợi ích của cổ đông luôn luôn được đặt lên hàng đầu. Trước khi thương vụ HBB được thực hiện, Ban điều hành đã tính toán rất kỹ thương vụ này, đánh giá rất thận trọng và rất kỹ càng, chúng tôi cho rằng đây là một cơ hội kinh doanh tốt cho SHB. Trong kinh doanh không phải lúc nào cơ hội cũng đến và đây là cơ hội cho cả HBB và SHB.
Cái tốt ở đây là gì, bên cạnh lỗ đã báo cáo cổ đông – đấy là lỗ thời điểm. Còn quy mô vốn điều lệ ngân hàng lên gần 9,000 tỷ đồng, tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng, hệ thống chi nhánh trên 242 chi nhánh và phòng giao dịch, 1600 cán bộ công nhân viên và hệ thống khách hàng, các sản phẩm khác của Habubank...
Trong mảng nhân sự, việc đào tạo cán bộ rất khó khăn. Ở đây chúng ta có được 1600 cán bộ chưa kể với 20 năm trên thương trường Habubank đã có lượng khách hàng truyền thống thân thiết là điều vô cùng quý giá.
Chúng tôi tính rằng để đạt được quy mô và lợi thế đó, SHB phải mất 5 năm mới có được, chưa kể chi phí về sức người sức của và tiền cho 5 năm đó. Như vậy thay vì 5 năm, chúng ta đã rút ngắn được xuống 3 tháng, rút ngắn được chi phí và thời gian đưa SHB lên một tầm cao mới.
Chúng tôi luôn đặt lợi ích của SHB lên hàng đầu, năm 2012 không có cổ tức nhưng các cổ đông SHB cũng đã được 21% cổ phiếu.
>>
Hết nợ xấu - Habubank đặt niềm tin của khách hàng lên đầu